Trái tràm: thần dược trị xương khớp, dau dạ dày

0

Nghe đến trái tràm không ít người nghĩ rằng nó là quả của cây tràm thân gỗ, họ bạch đàn. Tuy nhiên đây lại là giống tràm thân leo, trái to và dài, ở trong có nhiều hạt lớn. Từ xa xưa ông cha ta đã biết đến và sử dụng chúng như một vị thuốc quý, giúp hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy tác dụng chữa bệnh thật sự của trái tràm là gì? Cách sử dụng ra sao? Có thể tìm mua chúng ở đâu? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết dưới đây!

trai tràm

Nguồn gốc trái tràm

Trái tràm là bộ phận của loại cây cùng tên, chúng còn được đến với nhiều tên khác như bàm bàm, đậu dẹt hay dây bàm. Mặc dù là loại cây thân leo nhưng chúng lại có kích thước lớn, dây to, cứng cáp. Lá của chúng thuộc loại lá kép lông chim, phần cuống dài và thường chẻ hai ở phần đầu. Hoa tràm thường mọc thành bông dài, có màu trắng, các cánh hoa nhỏ. Ít thấy sự xuất hiện của hoa ở kẽ lá. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy quả của chúng, rất dài, có khi lên tới 2m, rộng 10cm. Lớp vỏ ngoài màu xanh, chuyển dần sang nâu khi già. Bên trong có chứa nhiều hạt, nối tiếp nhau, khi chín sẽ tự tách vỏ rồi rơi xuống mặt đất. Lớp vỏ của hạt rất dày, để tách được chúng rất khó khăn, thể nên việc nảy mầm của cây không phải chuyện dễ dàng. Những hạt tràm mà chúng ta thường thấy có màu nâu đen, nhẹ, nổi trên mặt nước. Đây là dạng quả khô, mất không có khả năng nảy mầm. Chúng ta không dễ gì tìm thấy một cây tràm non. 

Lá, thân hay quả của cây đều có thể làm thuốc, ngoại trừ hoa. Sở dĩ như vậy vì trong hoa có chứa lượng lớn glucosid, nếu dùng phải chất này có thể gây ra ngộ độc. Trái tràm là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, chính vì thế được sử dụng làm thuốc nhiều hơn. Sau khi thu hoạch chúng sẽ được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn rồi bảo quản.

Cây sống bám vào các thân cây lớn, ở những cánh rừng xanh và rừng lá rụng. Chúng có mặt ở nhiều châu lục như châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.

Trái tràm giúp trị bệnh gì?

Thành phần dược liệu có trong trái tràm

Mặc dù hoa của cây đậu dẹt có chứa độc tố nhưng quả của chúng lại không, ngược lại tinh chất dược liệu có trong chúng vô cùng đắt giá. Chúng được các nhà nghiên cứu khoa học lẫn chuyên gia dinh dưỡng vào cuộc tìm hiểu, kết quả cho thấy chúng thật sự rất giá trị:

  • Chứa nhiều tinh chất saponin
  • Canxi 
  • Kali
  • Kẽm
  • Sắt
  • Cùng nhiều chất có lợi khác

Trái tràm giúp điều trị xương khớp 

Xương khớp không phải là bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng một khi mắc bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Sở dĩ như vậy vì chúng gây ra các cơn đau kéo dài, việc đi lại, hoạt động của bạn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khi dùng trái tràm chữa bệnh chúng giúp giảm bớt các cơn đau, đồng thời các dưỡng chất có trong trái tràm còn có thể giúp tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. cùng tìm hiểu thêm Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nhất

Quả tràm chữa xương khớp rất hiệu quả
Quả tràm chữa xương khớp rất hiệu quả

Trái tràm giúp giảm các cơn đau dạ dày

Ăn uống các chất cay nóng, bỏ ăn sáng, stress, hút thuốc lá, uống rượu bia… đều có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh dạ dày (bao tử). Những triệu chứng thường xảy ra khi mắc bệnh như nôn mửa, đau thắt dữ dội ở phần hông trái, ăn nhiều cũng đau, đói cũng đau… Hiện nay trên thị trường có các loại thuốc tây chuyên điều trị bệnh, thế nhưng tác dụng phụ của thuốc cũng rất lớn, hơn nữa chúng chỉ là giải pháp tạm thời, không trị dứt điểm. Thế nhưng khi sử dụng trái tràm mọi thứ lại khác. Các hoạt chất có trong trái tràm có khả năng tạo lớp màng giúp trung hòa các acid trong dạ dày. Từ đó các cơn đau giảm dần. Ngoài dùng thuốc thì việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, luyện tập thể dục là vô cùng cần thiết.

Trái tràm lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố

Với công dụng lợi tiểu của mình trái tràm sẽ hỗ trợ cho việc loại bỏ các loại sỏi, chất độc hại ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Ngoài ra các độc tố có trong gan và thận cũng được giải quyết một cách triệt để, an toàn.

Các cơn co giật được kiểm soát khi dùng trái tràm

Quả đậu dẹt có thể kiểm soát được các cơn co giật nhờ vào hàm lượng saponin. Chất này giúp não bộ trở nên hưng phấn hơn, đồng thời giúp ức chế các cơn co giật có thể xảy ra.

Giúp điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ

Những cơn đau vào kỳ đèn đỏ được ví như khiến người ta chết đi sống lại, dùng thuốc tây có thể xử lý ngay nhưng chẳng ai muốn sử dụng chúng, bởi các độc tố và tác dụng phụ của nó rất lớn. Khi dùng trái tràm để chữa bệnh, các cơn đau sẽ giảm dần, khí huyết ổn định hơn. Với những chị em có kinh nguyệt không đều, rối loạn thì không nên bỏ qua dược liệu này.

Một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ trái tràm

Bài thuốc trị đau thắt lưng, vai gáy, xương khớp

Để thực hiện được bài thuốc này bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau:

  • Bột trái tràm sao vàng 300g
  • Ké đầu ngựa 1kg
  • Lá đinh lăng 1kg
  • Cỏ mực 1kg
  • Dây cứt quạ 1kg
  • Ngải cứu 500g
  • Vỏ quýt 100g
  • Gừng lùi 5g

Sơ chế tất cả các nguyên liệu (trừ bột tràm), cho vào nồi lớn, nấu cùng 1 lít nước. Khi nước sôi tiếp tục cho thêm 3 lần nước. Đun tới khi các dược liệu tạo thành hỗn hợp sệt, trong quá trình nấu cần thường xuyên khuấy để dược liệu dễ tan và đều nhau. Khi nấu xong cho toàn bộ bột tràm vào và trộn đều. Như vậy là bạn đã có hỗn hợp cao tràm.

Ngày uống hai lần, mỗi lần dùng một muỗng nhỏ. Pha với nước ấm sẽ dễ uống hơn. Nên uống khi bụng đói, lúc này dễ đạt hiệu quả hơn.

Bài thuốc trị chứng tức ngực sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở. Trái tràm sẽ là dược liệu thích hợp giúp bạn cắt đứt tình trạng này. 

  • Trái tràm (100g) đem đốt cháy đen
  • Rễ cây là (100g) sao vàng với rượu

Hai dược liệu cho vào bát, tán thành bột mịn, bỏ vào ngăn mát để dùng hằng ngày. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 muỗng nhỏ.

Bài thuốc từ trái tràm giúp trị rắn cắn

Nếu không may bị rắn cắn bạn cần hết sức bình tĩnh để xử lý vết thương. Đầu tiên là cần ngăn nọc độc đi vào cơ thể, làm sạch vết thương. Dùng 20g trái tràm tán thành bột mịn rồi đắp lên vết thương. 

Để chắc chắn thì bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý kỹ càng hơn.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng trái tràm?

Trái tràm rất tốt cho những người đau xương khớp, dạ dày, trĩ, bí tiểu… Thế nhưng các đối tượng sau đây không được dùng dược liệu:

  • Đầu tiên đó là phụ nữ mang thai, trong trái tràm có một lượng nhỏ độc tố, nếu sử dụng có thể gây ra sảy thai
  • Không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, bởi các gan và thận của trẻ chưa thể đào thải hết các độc tố có trong thảo dược
  • Không dùng trái tràm cho những người bị tiêu chảy hoặc tỳ vị hư
  • Nhu cầu sử dụng thuốc nam ngày càng nhiều, nắm bắt điều đó không ít người đã bán dược liệu này. Chính điều đó làm khó cho người dùng bởi không biết đâu mới là sản phẩm tốt. Để tránh sử dụng phải hàng kém chất lượng bạn cần tìm mua thuốc có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng.

Qua các thông tin trên có thể thấy, trái tràm thực sự là một vị thuốc quý. Tuy nhiên bạn cần dùng dược liệu đúng cách, đúng liều lượng để đạt kết quả tốt. Tránh lạm dụng thuốc gây ra các tác hại không mong muốn.

Để lại một bình luận