Thổ phục linh vị thuốc nhiều công dụng chữa bệnh

0

Thổ phục linh là loại cỏ mọc hoang trong các khu rừng lớn. Từ xa xưa, chúng đã được sử dụng trong các bài thuốc Nam. Người bệnh sau khi dùng thuốc có tiến triển tốt, phục hồi nhanh hơn. Nhận thấy điều đó y học hiện đại cũng vào cuộc nghiên cứu và cho kết quả tương tự. Trước những công dụng tuyệt vời đó của dược liệu không ít người săn lùng thổ phục linh nhằm cải thiện sức khỏe của mình và người thân. Vậy thổ phục linh là gì? Thổ phục linh có thể chữa bệnh nào? Dùng như thế nào là đúng cách? Mua thổ phục linh ở đâu để vừa có giá rẻ vừa đảm bảo chất lượng? Để hiểu rõ hơn về thảo dược này mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Cách nhận biết thổ phục linh trong tự nhiên

Hình ảnh cây thổ phục linh
Hình ảnh cây thổ phục linh

Thổ phục linh có tên khoa học là Smilax glabra Roxb, họ Kim cang. Dân gian còn gọi chúng bằng nhiều cái tên khác như: sơn lỳ dương, dây khum, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, dây chắt, sơn tư phấn…

Hồng thổ linh thuộc loại cây sống lâu năm, thân leo mềm, sống bám vào các cây khác để vươn lên. Thân cây dài, trung bình mỗi cây thổ phục linh dài khoảng 4-5m, tuy nhiên nếu sống ở điều kiện tốt thì cây có thể dài hơn 10m. Dây thân không to, mảnh mai, trơn và không gai. Lá cây thuôn dài, nhọn ở phần đầu, nhìn trên mặt lá ta có thể thấy các đường gân chạy dài từ cuống ra tới đầu ngọn. Mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới nhạt hơn, nhìn bạc bạc như có lớp phấn phủ lên. Vào mùa hè, cây sẽ nở hoa, có cả hoa đực và hoa cái mọc thành từng chùm ở các kẽ lá. Hoa thổ ty giải thường có màu hồng, một số bông sẽ điểm thêm vài chấm đỏ. Đến mùa thu cây sẽ kết quả, những chùm quả tròn như viên bi. Quả của cây biến đổi màu sắc rất nhiều. Khi còn non quả có màu xanh, khi già sẽ có màu tím, chín sẽ chuyển qua đỏ và lúc chín hẳn lại có màu đen. Bên trong những quả này sẽ chứa các hạt, mỗi quả thường sẽ có 2 đến 4 hạt nhỏ.

Thổ phục linh là giống cây dễ sinh trưởng, vậy nên cũng không quá khó để tìm thấy chúng. Nhiều quốc gia trên thế giới có sự phân bố của dược liệu này như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam, thổ phục linh xuất hiện ở vùng núi, trung du hoặc các thung lũng ở cả 3 miền. Lạng Sơn, Nghệ An, Khánh Hòa, Kon Tum và Lâm Đồng… là những tỉnh thành tìm được nhiều thảo dược này.

Bộ phận dùng để dùng trong các bài thuốc chính là thân rễ (còn gọi là củ). Mùa Hạ là thời gian thích hợp nhất để thu hoạch dược liệu này, đây là lúc củ tích tụ được nhiều dưỡng chất nhất, rất tốt cho việc chữa bệnh. Sau khi đào đem về sẽ tiến hành rửa sạch và phơi khô. Để dược liệu nhanh khô hơn người ta sẽ tiến hành thái củ thành nhiều lát mỏng, trước khi thái có thể ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút để thái dễ hơn. Để bảo dược liệu được lâu hơn bạn cần cho nó vào túi kín, hộp hoặc bao nilon. Cất dược liệu ở những nơi thoáng mát, tránh khu vực ẩm ướt, chuột bọ, mối mọt.

Thổ phục linh giúp chữa được bệnh gì?

Thành phần dưỡng chất có trong thổ phục linh

Trước khi đi vào tìm hiểu tác dụng của thổ phục linh chúng ta cùng tìm hiểu một chút về thành phần dinh dưỡng có trong cây. Là dược liệu có vị ngọt, tính bình, thổ phục linh được y học cổ truyền dùng để điều trị phong thấp, đau xương khớp, lở loét ngoài da, thanh nhiệt giải độc… 

Y học hiện đại chứng minh công dụng của cây bằng việc đưa ra các con số cụ thể, các dưỡng chất được tìm thấy trong cây:

  • Trong lá và ngọn cây có hơn 83,3% là nước, 18% vitamin C, Glucid chiếm 8,9%. Bên cạnh đó là Protein, Caroten, tro và chất xơ.
  • Trong củ thổ phục linh chứa rất nhiều tinh bộ, tin dầu, chất nhựa saponin cùng nhiều chất khác như Sitosterol, Stigmasterol, Smilax saponin, Tigogenin, Bêta-sitosterol, Tamin…

Tất cả các chân này vô cùng tốt, rất có lợi cho việc điều trị bệnh. Vậy chúng có thể chữa bệnh nào? 

Thân và rễ cây thổ phục linh làm thảo dược trị bệnh
Thân và rễ cây thổ phục linh làm thảo dược trị bệnh

Thổ phục linh giúp điều trị các bệnh về xương khớp

Với những chất có trên thổ phục linh chủ trị gout và các cơn đau xương khớp. Chúng giúp cho việc bồi bổ khí huyết, ngăn chặn và làm giảm lượng axit uric trong máu. Đồng thời giúp loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài theo đường tiết niệu một cách dễ dàng. Từ đó tình trạng sưng phù, đau nhức các khớp xương, đốt sống lưng, đốt sống vai, cổ… cũng giảm dần. Đồng thời dược liệu này còn có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Vậy nên dùng thổ phục linh đều đặn thì việc đi lại, vận động, sinh hoạt hằng ngày của bạn không có gì là khó khăn.

xem thêm: Sâm đương quy tăng cường sinh lý, chữa xương khớp, làm đẹp da

Thổ phục linh chữa đau bụng kinh

Chắc hẳn chỉ có chị em mới đồng cảm thấu hiểu cho nỗi đau này. Những cơn đau thắt dữ dội, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt trong những ngày hành kinh luôn là nỗi sợ với tất cả chị em phụ nữ. Chỉ cần vài liều thuốc Tây thì cơn đau sẽ dứt nhưng dùng nhiều thì vô cùng nguy hại đến sức khỏe sinh sản. Vậy nên lựa chọn dược liệu tự nhiên vừa hỗ trợ điều trị bệnh an toàn vừa có kết quả lâu dài là vấn đề được quan tâm. Dùng thổ phục linh làm thuốc là vô cùng hợp lý, các chất có trong cây sẽ giúp xoa dịu cơn đau, điều kinh ổn định hơn.

Thổ phục linh chuyên điều trị rôm sảy, mụn nhọt

Không chỉ có trẻ nhỏ mới bị rôm sảy, mụn nhọt hay lở loét mà nó còn xuất hiện nhiều ở người lớn. Bệnh không chỉ gây ra đau, ngứa, khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Các chất có trong thổ phục linh giúp làm sạch vết thương, tiêu viêm nên sẽ nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Ngoài ra, cây thuốc còn giúp chữa u nang buồng trứng, mề đay, giang mai, vảy nến, …

Cách sử dụng thổ phục linh

Dùng thổ phục linh ngâm rượu

Để có một bình rượu thuốc thơm ngon tự tay làm tại nhà ngon như ở tiệm không còn là điều quá khó khăn nếu bạn áp dụng đúng các bước sau đây:

  • Việc đầu tiên là tìm mua nguyên liệu, lựa chọn củ thổ phục linh to, chắc (dạng khô). Rượu phải là rượu ngon, có nồng độ từ 42 đến 45, không dùng chất hóa học, nếu thủ công
  • Dùng bình thủy tinh, sứ hoặc sành để ngâm, tuyệt đối không dùng bình nhựa vì quá trình ngâm khá lâu, các chất có trong nhựa có thể tan trong rượu, gây mùi hôi
  • Khi ngâm rượu người ta thường để nguyên củ (nhìn sẽ đẹp hơn)
  • Xếp củ thổ phục linh dọc vào bình, sau đó đổ đầy rượu, đậy kín nắp. Cứ 1kg thổ phục linh thì ngâm với 5 lít rượu
  • Có thể kết hợp thêm một số vị thuốc như la hán, mật ong, chuối hột rừng để giảm bớt vị chát của thuốc

Mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ, sau các bữa ăn chính để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả.

Thổ phục linh đem sắc thuốc

Nếu không uống được rượu hoặc không thích dùng chúng thì bạn có thể lựa chọn cách đem sắc thảo dược. Mỗi bệnh khác nhau sẽ có cách sắc và cách phối nguyên liệu khác nhau. Chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách sắc trị xương khớp như sau:

  • Thổ phục linh 20g
  • Cây tổ rồng 10g
  • Dương quy 8g
  • Bạch chỉ 6g

Sơ chế, làm sạch dược liệu. Cho tất cả vào siêu đất rồi sắc cùng 1 lít nước. Đun thuốc trên ngọn lửa nhỏ, không đun quá lớn vì khiến nước nhanh cạn mà các dược tính trong thảo dược chưa tan hết. Chia làm 3 và uống trong ngày.

Với những bệnh ngoài da có thể dùng dược liệu giã nhỏ đắp lên, lấy nước thấm hoặc nấu nước để tắm.

Thổ phục linh là thuốc quý, tuy nhiên bạn không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị dị ứng. Thời gian chữa bệnh có thể hơi lâu nhưng bạn hãy kiên trì vì kết quả nó đem lại chắc chắn không khiến bạn thất vọng.

Để lại một bình luận