Sâm cau đỏ: Thảo dược quý ngâm rượu bổ dương

0

Sâm cau đỏ là một trong rất nhiều thảo dược quý giúp bổ thận, tráng dương, cải thiện chức năng sinh lý cho phái mạnh. Sâm cau đỏ được sử dụng kết hợp với nhiều bài thuốc khác nhau trong đông y, trong đó ngâm rượu là bài thuốc được đấng mày râu ưa chuộng nhất. Vậy tác dụng, cách ngâm rượu sâm cau đỏ như thế nào? Mời quý độc giả tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Giá: Loại tươi 130.000đ – loại khô 320.000đ/1kg

Liên hệ: 0917150045

  • Cam kết bán hàng chuẩn 100% – Phát hiện hàng giả bồi thường gấp 10 lần.

1. Sâm cau đỏ là gì?

Sâm cau đỏ là một loại nhỏ của sâm cau. Tên của nó xuất phát từ màu sắc của vỏ và thân cây, đó là màu đỏ đặc trưng. Sâm cau đỏ là cây thân cỏ, lá dài thuôn như lá cau, củ giống nhân sâm, thịt màu trắng, mùi thơm, vị ngọt nhẹ. 

Sâm cau đỏ có tên gọi khác là gì?

Loại sâm này có tên khoa học là Curculigo Orchioides Gaertn, thuộc Bộ Măng Tây (Asparagales), họ Tỏi Voi Lùn (Hypoxidaceae). Hiện nay, một số trang mạng có đưa tin cây sâm cau đỏ có tên gọi khác là cây bồng bồng. Vậy sự thật có phải như vậy không? Khác với sâm cau đỏ, bồng bồng là một cây thân gỗ, cao gấp 5 đến 7 lần sâm cau. Lá hình bầu dục, tương tự lá mít, không có củ, rễ cứng, khô và không hề có tác dụng chữa bệnh. Từ những thông tin trên có thể thấy đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Thế nên hy vọng quý bạn đọc không nhầm lẫn khi mua phải loại cây này.

Hình ảnh cây sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ ở đâu ngon nhất?

Là loài cây ưa ẩm, thích sáng, sâm cau đỏ thường mọc ở các đồi cỏ ven rừng núi, thung lũng hay nương rẫy. Ở nước ta, chúng tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Theo kinh nghiệm dân gian cũng như thực tế sử dụng, nhiều ý kiến cho rằng sâm cau đỏ ở Lào Cai, Sapa, Tuyên Quang là ngon hơn cả. Nguyên nhân có thể do đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng tạo nên.

Cách thu hoạch sâm cau đỏ

Sâm cau là loài cây dễ trồng, phát triển tươi tốt quanh năm. Thông thường người ta chọn gieo trồng vào mùa xuân và thu hoạch vào cuối năm . Bộ phận có giá trị của sâm cau đỏ chính là phần củ. Người ta tiến hành đào củ, rửa sạch và phơi khô. Để loại bỏ hết đất cát, bụi bẩn trong cau đỏ người ta thường đem ngâm nó với nước vo gạo. Sau đó thái lát mỏng, phơi khô dưới nắng nhẹ, từ 2 đến 3 nắng là vừa. 

sam cau do thao duoc bo duong tang cuong gan cot

2. Sâm cau đỏ chữa được bệnh gì?

2.1. Thành phần hóa học có trong sâm cau đỏ

Sau khi phân tích củ sâm cau đỏ, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sâm cau đỏ chứa rất nhiều chất tốt cho sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Chứa nhiều tinh bột, tanin, acid béo
  • Các hợp chất flavonoid
  • Cao ether, cao nước, cao cồn
  • Có nhiều steroid
  • Các chất thuộc nhóm A, B, C, D

Các nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên các bệnh nhân có vấn đề về sinh lý. Kết quả cho thấy ham muốn, thời gian quan hệ tình dục tăng lên. Số lượng tinh trùng ở nam giới cũng được cải thiện. Chính vì thế, sâm cau đỏ được coi như ngọn lửa sưởi ấm hôn nhân của các cặp vợ chồng.

2.2. Công dụng của sâm cau đỏ

Chuyện “giường gối” thường là câu chuyện nhạy cảm, khó nói. Đặc biệt là nam giới, họ cảm thấy tự ti trước bạn tình của mình. Tình trạng xuất tinh sớm, yếu sinh lý, mãi mà cậu nhỏ không lên được… luôn là nỗi ám ảnh của họ. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ được giải quyết nếu bạn sử dụng sâm cau đỏ. Đây là dược liệu quý mà thiên nhiên ban tặng cho nam giới, nhằm giải quyết các vấn đề sinh lý sau:

  • Người bị bệnh liệt dương, yếu sinh lý
  • Kích thích ham muốn kéo dài thời gian quan hệ
  • Bổ thận, tráng dương, tăng tinh (hỗ trợ điều trị vô sinh)

Ngoài công dụng đối với sinh lý nam giới, sâm cau đỏ còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:

  • Lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc
  • Trị chứng bệnh vàng da, hen suyễn, trĩ
  • Ổn định chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
  • Điều trị loãng xương, giảm tê mỏi tay chân, đau nhức xương khớp
  • Giải độc gan, hạ đường máu

2.3. Ai là người nên sử dụng sâm cau đỏ?

Với những công dụng được nêu ở trên, sâm cau đỏ chuyên dùng cho các đối tượng sau:

  • Nam giới mắc các bệnh về sinh lý
  • Phụ nữ bị rong kinh, kinh nguyệt không đều
  • Người già bị mắc các chứng bệnh về xương khớp
  • Người mắc các chứng bệnh về thận, gan, mật
  • Người bị bệnh trĩ
  • Người muốn tăng cường khả năng quan hệ

3. Cách ngâm rượu sâm cau giúp bổ dương

Tưởng chừng như việc ngâm rượu là một việc làm đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ngâm được những ly rượu sâm cau thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Ly rượu sâm cau ngon là sau khi uống còn dư vị ngọt đọng lại ở cổ họng, không bị cay nồng. Vậy làm sao để có thể ngâm được rượu như vậy? 

xem thêm: Ngọc cẩu ngâm rượu

sam cau do ngam ruou

3.1. Mẹo chọn nguyên, vật liệu

Bạn nên chọn những củ sâm cau có kích thước vừa phải, đều nhau, không quá lớn cũng không quá bé. Đó là những củ sâm có màu đỏ đậm, mùi thơm. 

Với dân sành rượu chắc hẳn sẽ chọn ngay cho mình một hũ rượu nếp được nấu bằng phương thức thủ công, nồng độ tầm 42 đến 45 là vừa. Rượu có nồng độ cao như vậy giúp hạn chế vị đắng của sâm, giảm tải các chất độc hại với cơ thể.

Bình ngâm rượu nên chọn bình sứ hoặc thủy tinh. Nó không chỉ đẹp mà còn giúp ngâm rượu hay hơn. Một số người sợ dùng các loại bình này dễ vỡ, hư hỏng nên chọn bình nhựa để thay thế. Tuy nhiên đây là việc làm sai lầm. Thực tế cho thấy, khi ngâm rượu, các chất của nhựa có thể ít nhiều hòa tan vào rượu làm giảm độ ngon và chứa chất độc hại. 

3.2. Cách ngâm sâm cau đỏ tươi

Đầu tiên bạn nên rửa sạch các chất bẩn bám trên sâm cau, vớt ra, để ráo (có thể để nguyên củ hoặc thái mỏng). Sau đó đặt sâm cau dọc từ trên xuống, làm như vậy vừa bỏ được nhiều vừa tăng tính thẩm mỹ cho bình rượu của bạn. Đổ rượu ngập hết sâm cau, đậy kín nắp và đợi thời gian sử dụng. Rượu sâm cau để càng lâu uống càng ngon, thông thường từ sau 3 tháng là bạn bắt đầu có thể sử dụng. Ngâm rượu với sâm cau theo tỷ lệ nào là thích hợp nhất? Theo kinh nghiệm cho thấy, bạn nên áp dụng công thức ¼, tức là 1kg sâm cau đỏ tương ứng với 4 lít rượu nếp.

3.3. Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng sâm cau đỏ

Để sử dụng sâm cau đỏ đạt hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Sâm cau có chứa một ít độc tố, thế nên trong quá trình chế biến bạn nên đeo găng tay
  • Nên ngâm với nước vo gạo để loại bỏ độc tố cũng như giúp sâm cau sạch và trắng hơn
  • Bất kỳ sản phẩm nào khi sử dụng cũng cần đúng liều lượng, đặc biệt là những sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Mỗi ngày bạn không nên sử dụng quá 25g sâm cau, tức không quá một chén rượu nhỏ
  • Là sản phẩm bổ dương nhưng nếu bạn quá làm dụng và dùng nó trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ hoặc phản tác dụng
  • Không nên sử dụng sâm cau đỏ vào thời tiết nóng bức hay cơ thể bị nhiệt, nóng trong
  • Người có bệnh gan nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Một số tác dụng phụ thường thấy mà sâm cau gây ra là buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi… Khi có những triệu chứng này bạn nên ngừng sử dụng
  • Đây là sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, không thay thế thuốc chữa bệnh

Trên đây là một số thông tin về sâm cau đỏ cũng như cách ngâm rượu sâm cau. Hy vọng với những chia sẻ trên câu chuyện khó nói về “phòng the” cũng như vấn đề sinh lý của bạn sẽ sớm được giải quyết. Chúc bạn áp dụng công thức thành công!

Để lại một bình luận