Quả na rừng, món quà thiên nhiên cho sức khỏe đàn ông
Na là một loại quả thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đó là loại na trồng vườn ta thường thấy. Vậy còn Quả na rừng là loại quả như thế nào? Có giống với na nhà không? Có ăn được không? Người ta truyền tai nhau đây là loại quả chữa bệnh rất tốt? Đó có phải là sự thật? Thực hư mọi chuyện như thế nào, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Phân biệt Quả na rừng với na nhà
Những quả na chúng ta thường ăn có từ loài thân gỗ, trái to bằng nắm tay, khi chín chúng thường có màu vàng nhạt. Trái lại, na rừng là loại thân leo, sống bám vào các cây cổ thụ. Lá na rừng vừa to vừa dài, ước chừng dài khoảng 10cm, rộng 4cm. Hoa của nó thuộc dạng hoa đơn, mọc ra từ các nách lá, có màu đỏ tía. Quả to phải gấp đôi gấp ba lần na vùng đồng bằng. Na rừng có múi rất to, dễ tách nhưng thịt lại ít. Na nhà ngọt còn na rừng lại có vị cay đặc trưng, mùi thơm bay tỏa cả khu rừng. Mùi thơm này đã thu hút chim muông và thú rừng tìm ăn. Hơn nữa, giai đoạn na chín trùng với mùa giao phối và sinh sản của động vật nên loại quả này nhanh chóng được càn quét sạch. Rất khó để tìm được na rừng. Một phần khác là do việc na rừng chủ yếu sống bám vào cây cổ thụ, quả mọc ở trên cao, ngoài các ngọn cây lớn nên việc tìm và hái chúng cũng trở nên khó khăn.
Na rừng còn được biết đến với nhiều cái tên khác như nắm cơm, ngũ vị nam, dây xưn xe, tứn khửn… Quả ăn được, tuy nhiên cũng do thịt ít lại cay nên chúng chủ yếu được dùng để làm thuốc.
Loài cây này mọc chủ yếu trong các khu rừng kín và cao. Một số nước bạn có loại cây này như Trung Quốc, Lào… Việt Nam cũng là một trong số đó. Tìm thấy ở rất nhiều tỉnh thành, chẳng hạn: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng…
Na sau khi hái về sẽ được rửa sạch, phơi khô, đóng hộp và đem vào sử dụng.
Quả na rừng ngâm rượu có tác dụng gì?
Các dưỡng chất có trong na rừng
Trước những thông tin về tác dụng chữa bệnh mà na rừng đem lại, người ta đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra một loạt chất có lợi trong loại quả này. Có thể kể đến:
- beta – Caryophyllene
- Himachalene
- Humulene
- Carbohydrate
- Caroten
- Copaene
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy hàng loạt các vitamin như vitamin C, B1, B2, B3, cùng với canxi, chất béo, chất xơ…
Tác dụng của na rừng ngâm rượu
Bản chất của rượu trắng vốn đã có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Khi dùng na rừng ngâm với nó thì hiệu quả đem lại rất cao. Cả hai sẽ kết hợp ăn ý tạo nên vị thuốc quý:
Rượu na rừng hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị yếu sinh lý, tăng cường chức năng sinh lý.
- Bổ thận, mạnh gân cốt, tăng cường khí huyết
- Điều trị liệt dương, cố tinh, sinh tinh
- Tạo hưng phấn, kéo dài thời gian quan hệ
Phụ nữ cũng có thể sử dụng:
- Phụ nữ khí huyết yếu, khó có thai, giúp tăng khả năng có con
- Phụ nữ sau sinh con dùng na rừng giúp nhanh hồi sức, làm sạch máu hôi tanh,
Rượu na rừng còn giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, an thần hơn. Ngoài ra, người ta còn dùng loại rượu này để xoa bóp như dầu giúp giảm đau xương khớp vô cùng hiệu quả.
Quả na rừng còn là vị thuốc giúp trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên với trường hợp này bạn nên dùng nó để sắc thuốc uống thay vì ngâm rượu.
Cây Na rừng chính là cây tứn khửn, cả quả và rễ tứn khửn đều có thể ngâm rượu, có tác dụng chữa sinh lý yếu cho nam giới rất tốt
Đối tượng nào nên sử dụng rượu na rừng?
Na rừng là loại quả quý, sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là các trường hợp sau:
- Nam giới yếu sinh lý
- Người hiếm muộn con cái
- Người bị cao huyết áp
- Người mắc các bệnh xương khớp
- Người bình thường có thể dùng để bồi bổ cơ thể
Cách ngâm rượu quả na rừng

Trong các cách sử dụng dược liệu, người ta cho rằng ngâm rượu là dễ nhất. Thực tế nó không đơn giản như chúng ta nghĩ. Không phải cứ đổ rượu vào ngâm là được mà phải trải qua các công đoạn để có được ly rượu thơm ngon, tốt cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh.
Na rừng tươi ngâm rượu
Để ngâm rượu theo cách này bạn cần chọn những quả na vừa chín tới, không quá cứng cũng không quá mềm. Sau đó thực hiện như sau:
- Đem na rửa sạch với nước, vớt ra cho ráo nước
- Chọn các ống tre dài, ruột rộng đủ bỏ quả na
- Cho na vào trong các ống tre, bịt kín miệng
- Đun cách thủy một đêm
- Lấy ra rừng ra khỏi ống tre, để nguội rồi cho vào bình thủy tinh
- Đổ rượu vào bình cho ngập hết quả
- Đem đi hạ thổ, sau 1 năm là có thể dùng
Ngâm rượu theo tỉ lệ ⅓, cứ 1kg na rừng tương đương 3 lít rượu trắng. Có thể cho thêm các dược liệu khác để rượu ngon hơn cũng như tăng khả năng chữa bệnh.
Quả na rừng khô ngâm rượu
Với những ai không thể sở hữu quả na rừng tươi thì ngâm rượu từ na rừng khô cũng là một lựa chọn lý tưởng. Các dưỡng chất có trong na rừng khô cũng tương đương như dạng tươi, tỷ lệ thất thoát không đáng kể.
- Đem nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước
- Tách nhỏ các múi na ra (có thể để nguyên quả, tuy nhiên tách múi sẽ giúp rượu ngâm nhanh hơn cũng như các dược liệu dễ hòa tan hơn)
- Xếp các múi vừa tách vào bình
- Đổ rượu vào và đậy kín nắp
- Rượu ngâm cách này nhanh sử dụng hơn dạng tươi, sau 3 tháng là đã có thể dùng
Cách dùng rượu na rừng ngâm
Để rượu na rừng thật sự phát huy tác dụng của mình, bạn nên dùng như sau:
- Uống rượu với lượng vừa phải, nam giới không quá 60ml/ngày, nữ giới không quá 40ml/ngày. Chia uống ra uống 3 lượt/ngày. Nên uống sau bữa ăn, lúc này dạ dày đã được lấp đầy, tránh đau dạ dày. Hoặc có thể dùng trước lúc đi ngủ, giúp giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.
- Khi dùng rượu để xoa bóp. Cho một ít vào lòng bàn tay, xoa đều lên vị trí đau nhức rồi đấm bóp cho rượu thấm vào. Nên kết hợp với bấm huyệt đạo để tăng hiệu quả.
- Sử dụng rượu trong điều trị sinh lý nên dùng với lượng vừa phải, vì rượu tạo ham muốn tình dục rất cao.
Một số lưu ý khi ngâm rượu ngũ vị nam
Để có thể thưởng thức một bình rượu na rừng thơm ngon, chuẩn vị, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Đầu tiên là việc tìm mua nguyên liệu. Nếu là na tươi chọn quả chín, màu đẹp, không bị sâu. Nếu không thể mua được loại tươi thì khi dùng loại khô cần tránh mua phải loại nấm mốc, hư hỏng. Để đảm bảo cho sức khỏe của mình thì tốt nhất bạn tìm mua tại các cơ sở, đại lý chuyên cung cấp dược liệu Đông y uy tín. Tránh “tiền mất tật mang”.
- Thay vì sử dụng các loại rượu công nghiệp thì bạn nên chọn loại rượu nấu thủ công. Rượu ngon được nấu từ gạo, nếp… từ 40 đến 45 độ là vừa. Mùi vị vốn có của loại rượu nguyên chất hơn hẳn rượu công nghiệp.
- Đối với bình ngâm rượu, nên chọn loại bình được làm bằng thủy tinh, tốt hơn nữa là loại làm bằng sành sứ. Vòi của chúng làm bằng inox. Các bình cần được xử lý, làm vệ sinh sạch sẽ trước khi đem ngâm. Không nên dùng bình nhựa để ngâm rượu, bởi trong quá trình ngâm có nhựa có thể biến đổi, gây độc hại với cơ thể, cũng như chúng có mùi hôi khiến rượu mất ngon.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về quả na rừng ở trên, hy vọng đã giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm một vị thuốc bồi bổ cơ thể hiệu quả. Chúc bạn áp dụng phương thuốc thành công!