Nấm ngọc cẩu: Công dụng và cách ngâm rượu cải thiện sinh lý
Yếu sinh lý được xem là “kẻ thù số 1 trong chuyện chăn gối” của cánh mày râu. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn là tác nhân gây ra các vấn đề tiêu cực về tâm lý. Vậy có cách nào cải thiện sinh lý một cách an toàn, hiệu quả không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhé!
Nấm ngọc cẩu là gì?
Nấm ngọc cẩu là một vị thuốc quý trong Đông y, giúp tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ. Sở dĩ có tên “ngọc cẩu” bởi hình dáng của chúng giống với bộ phận sinh dục của chó đực.

Hình ảnh nấm ngọc cẩu
Tên gọi khác của nấm ngọc cẩu
Được biết đến với Tên khoa học là Cynomorium Songaricum Rupr, thuộc họ Dó Đất. Người Việt còn gọi chúng với những cái tên khác như: Tỏa dương, củ ngọc núi, củ gió đất, ký sinh hoàn, địa mao cầu… Các dân tộc khu vực miền núi còn gọi bằng cái tên “dùng pờ nòm mà”.
Đặc điểm
Nấm ngọc cẩu là loại cây sống lâu năm, ưa ẩm thấp, mát mẻ. Chúng sống ký sinh trên các cây gỗ hoặc dưới các tán lá rộng trong rừng. Nấm mọc thành cụm, có màu đỏ tươi hoặc nâu sẫm. Được tạo nên từ những cánh hoa có kích thước lớn. Hoa mềm, đặc và không có lá.
Phân loại nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu phân loại theo màu sắc và giới tính. Có hai màu sắc cơ bản trong ruột nấm ngọc cẩu là nấm ruột tím và nấm ruột vàng. Nếu phân theo giới tính thì có nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái.
Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu?
Nấm ngọc cẩu thường có ở các vùng núi cao, những nơi có nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm ướt. Với điều kiện như vậy thì các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La… là nơi tập trung nhiều nấm ngọc cẩu nhất ở nước ta. Thời gian sinh trưởng và phát triển của nấm thường rơi khoảng tầm thừ tháng 8 đến tháng 12 trong năm. Ở những thời điểm khác trong năm hầu như không có sự hiện diện của chúng.
Công dụng của nấm ngọc cẩu
Thành phần hóa học có trong nấm ngọc cẩu
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nấm ngọc cẩu có chứa hợp chất L- argininie giúp kích thích, sản xuất các hormone tăng trưởng cùng một lượng lớn tinh bột.
Đồng thời trong loại nấm này có rất nhiều tinh chất tốt cho sức khỏe như: chất béo, tinh dầu, choline, vitexin, và 13 loại axit amin,… Chúng giúp tăng lượng tiết tố testosteron, kích thích nhu cầu tình dục tự nhiên nhất.
Nấm ngọc cẩu ngâm rượu
Tác dụng của nấm ngọc cẩu
Với những thành phần hóa học mà mình có, nấm ngọc cẩu có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Có thể kể đến một số tác dụng sau:
- Bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý và nâng cao năng lực tình dục
- Điều trị các bệnh về sinh lý: bệnh liệt dương, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
- Giúp phụ nữ sau sinh sớm phục hồi sức khỏe
- Điều trị nám da, tàn nhang cũng như tăng cường nhu cầu sinh lý ở chị em phụ nữ
- Nấm ngọc cẩu giúp tăng cường lượng máu trong cơ thể
- Ngọc cẩu có khả năng kích thích tiêu hóa, điều trị táo bón
- Cải thiện trí nhớ, kéo dài tuổi thọ
- Giúp đen tóc, cải thiện chứng tóc bạc sớm
- Chữa các bệnh về xương khớp: đau lưng, mỏi tay, chân, đầu gối,
- Ngoài ra, ngọc cẩu còn được dùng kết hợp với một số dược liệu khác chữa tiền đình rất hiệu quả
Phân biệt nấm ngọc cẩu giả và ngọc cẩu thật
Nấm ngọc cẩu vừa có giá trị đối với sức khỏe vừa có giá trị cao về kinh tế. Chính vì vậy không ít người lợi dụng điều đó để làm giả chúng. Họ sử dụng các loại nấm tương tự nó như: nấm căn ma, nấm bách lục hồng điểm, nấm sơn huyết… để đánh lừa người tiêu dùng. Đặc biệt, một thứ nấm độc “lùng tà” của người Mèo và “nôm nọi pơ lao” của người Tày có hình dạng và màu sắc y hệt. Nếu không may uống nhầm phải thứ nấm này sẽ khiến bạn bị những cơn đau quằn quại hành hạ và có thể dẫn tới tử vong. Để phân biệt nấm ngọc cẩu thật và ngọc cẩu giả, chúng tôi xin mách bạn một số mẹo sau:
Đặc điểm | Ngọc cẩu thật | Ngọc cẩu giả |
Màu sắc | Ngọc cẩu thật khi phơi khô thường có màu nâu sẫm | Khác với ngọc cẩu thật thì ngọc cẩu giả sẽ có màu đen |
Mùi vị | Hương thơm dịu nhẹ | Không có mùi thơm, thay vào đó là mùi hôi, nồng, rất khó chịu |
Bảo quản | Nấm để lâu không bị mốc, vỡ vụn. Các bộ phận trong cây nấm còn nguyên vẹn, dính liền nhau. | Dễ bị mốc, vỡ vụn, dính bột bẩn. Nấm rời rạc, gãy nhỏ, không dính nhau. |
Kích thước | Nhiều người lầm tưởng nấm càng to thì chất lượng càng tốt, càng quý hiếm. Tuy nhiên, nấm ngọc cẩu thật có kích thước vừa phải, nấm đạt chuẩn thường có kích thước nhỏ. | Thường sẽ có kích thước lớn |
Bài thuốc ngâm rượu với nấm ngọc cẩu giúp cải thiện sinh lý
Kinh nghiệm dân gian đã chỉ ra rằng, nấm ngọc cẩu phát huy tối đa tác dụng của mình khi được ngâm với rượu. Bạn có thể ngâm nấm tươi hoặc nấm khô, tuy nhiên bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về cách ngâm rượu với nấm ngọc cẩu khô.
Lựa chọn nguyên liệu, dụng cụ
- Chọn mua nấm ngọc cẩu tại địa phương miền núi sẽ đảm bảo hơn hoặc lựa chọn các địa chỉ uy tín, chất lượng, có tên tuổi. Bạn cần mua khoảng 500g ngọc cẩu khô, làm sạch.
- 5 lít rượu gạo hoặc rượu nếp ngon, từ 42 đến 45 độ. Nên mua rượu tại các cơ sở nấu ở quê để đảm bảo không bị pha nước hoặc cồn, như vậy mới đảm bảo độ ngon của rượu.
- Một nguyên liệu cần chuẩn bị nữa chính là mật ong. Bạn cần khoảng 200ml mật ong rừng nguyên chất. Không nên mua mật ong pha đường, bởi như vậy sẽ làm mất đi chất lượng của rượu ngâm.
- Khi ngâm rượu nấm ngọc cẩu, bạn nên lựa chọn bình thủy tinh, bình sành hoặc bình sứ. Các loại bình này không chỉ giúp ngâm rượu ngon hơn mà dùng để trưng bày cũng rất đẹp.
Các bước tiến hành
Để có một bình rượu ngâm ngọc cẩu đạt chuẩn, thơm ngon đúng điệu, bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch bụi bẩn và đất trên nấm, vớt ra, để ráo. Thái dọc nấm thành 3 đến miếng
Bước 2: Sao vàng hạ thổ nấm để bình rượu thơm ngon, đậm đà hơn (có thể bỏ qua bước này)
Bước 3: Xếp nấm vào bình thủy tinh
Bước 4: Rót mật ong lên trên nấm
Bước 5: Đổ rượu vào bình, đậy kín nắp
Như vậy, chỉ với 5 bước đơn giản là bạn đã hoàn thành quy trình ngâm rượu ngọc cẩu khô.
Rượu nấm ngọc cẩu ngâm bao lâu thì uống được?
So với rượu ngâm ngọc cẩu tươi, rượu ngâm ngọc cẩu khô sử dụng nhanh hơn. Thông thường, sau khoảng 1 tháng bạn có thể sử dụng rượu. Rượu để càng lâu hương vị càng ngon. Mỗi ngày, bạn sử dụng khoảng 5 đến 10ml rượu sau bữa ăn là tốt nhất cho sức khỏe.
Một lưu ý bạn cần phải nhớ. Rượu ngâm ngọc cẩu dùng để chữa bệnh, thế nên không vì mong muốn sớm đạt hiệu quả mà lạm dụng nó, gây ra các tác dụng phụ.
Ai không được dùng rượu nấm ngọc cẩu?
Mặc dù là dược liệu quý, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng rượu ngâm ngọc cẩu. Cụ thể, các đối tượng sau đây không nên sử dụng:
- Người bị xơ gan, viêm gan,… chức năng gan kém
- Bệnh nhân bị ung thư
- Người bị dị ứng với rượu, nhạy cảm với dược liệu
- Người có nhiều bệnh tật, cơ thể ốm yếu
- Người mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, nóng trong, cao huyết áp
- Người cần kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ
- …
Với những chia sẻ trên của chúng tôi, chắc hẳn bạn đã biết thêm một loại dược liệu quý giúp cải thiện sinh lý chính là nấm ngọc cẩu. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này cho mọi người nhé!