Lá lốt chữa bệnh gì? Tác dụng và lưu ý khi dùng lá lốt?
Chắc chẳng ai còn xa lạ gì với cây lá lốt đúng không nào? Một loại rau thơm ngon được dùng nhiều trong các món ăn như: cà tím nướng lá lốt, ếch xào lá lốt, chả lá lốt, bò xào lá lốt, hay món canh hến mít non thêm lá lốt… Ngoài việc trở thành gia vị để chế tạo món ăn, lá lốt còn là thảo dược giúp trị bệnh. Vậy lá lốt chữa bệnh gì? Chúng có hoàn toàn có lợi? Cách sử dụng lá lốt chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giá trị chữa bệnh của loài cây quen thuộc này nhé!
Đặc điểm của cây lá lốt

Lá lốt là loài thực vật sống lâu năm, ưa ẩm, thích những nơi hài hòa cả ánh sáng lẫn bóng râm. Chúng là loài cây dễ trồng, dễ sống nên có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Cái tên lá lốt được dùng thông dụng trong cả nước, thế nhưng một số nơi ở miền Nam người ta vẫn hay gọi chúng là lá nốt.
Cây lá lốt mọc thẳng, cũng có cây mọc bò trên mặt đất, cao khoảng 20 đến 50cm. Thân nhỏ, màu xanh, có các đốt ngắn. Những chiếc lá lốt mọc xen kẽ nhau, lá già màu xanh đậm, lá non xanh màu cốm. Lá lốt hình tim, trên bề mặt lá xuất hiện nhiều đường gân chạy dọc từ cuống tới ngọn. Hoa lá lốt mọc lên từ nách lá, màu trắng ngà. Quả lá lốt mọng, có chứa hạt nhỏ, mỗi quả như vậy có khoảng 1 đến 2 hạt nhỏ.
Tất cả các bộ phận của cây từ rễ, thân, lá, hoa và quả của lá lốt đều được dùng để chữa bệnh. Lá lốt dễ trồng, sinh trưởng nhanh vậy nên ta có thể thu hoạch chúng quanh năm. Cây lá lốt có thể dùng ở cả dạng tươi lẫn dạng khô. Tuy nhiên để bảo quản được lâu, dùng thuận tiện, áp dụng trong các bài thuốc thì người ta dùng dạng khô nhiều hơn. Sau khi thu hái sẽ đem lá lốt rửa sạch, cắt thành các khúc ngắn rồi phơi khô. Để bảo quản tốt dược liệu bạn nên cho chúng vào túi nilon, buộc kín để tránh gió, ẩm thấp gây mốc, sâu mọt.
Công dụng chữa bệnh của lá lốt
Lá lốt giúp làm giảm các cơn đau khớp

Các bệnh về xương khớp đem đến nhiều bất lợi cho người bệnh, chúng không chỉ khiến việc đi lại, sinh hoạt, làm việc trở nên khó khăn mà còn gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm. Đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ cơ thể cũng giảm theo. Các mạch máu trong thần kinh ngoại vi co thắt, lưu thông kém hoặc không lưu thông. Chính điều này khiến các khớp thiếu dưỡng chất, gây ra các cơn đau. Lá lốt là thảo dược có tính tán hàn và tính ẩm, giúp nâng thân nhiệt cơ thể lên vào mùa lạnh, giúp máu lưu thông dễ dàng và làm giảm các cơn đau.
Lá lốt giúp cải thiện chức năng sinh lý nam
Nam giới giảm bớt ham muốn, dương không cương, xuất tinh sớm hay chất lượng tinh trùng kém… thì nên sử dụng bài thuốc từ lá lốt. Dược liệu có tính ấm, chữa lạnh, khi đi vào cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, não bộ cùng bộ phận sinh dục. Chúng giúp tăng cường việc trao đổi chất, giúp sinh tinh, tăng sự dẻo dai khi lâm trận.
Lá lốt giúp trị chứng ra mồ hôi tay
Mồ hôi tay gây khó chịu, cảm giác lúc nào tay cũng bẩn, cầm nắm khó khăn hơn. Sử dụng lá lốt sẽ giúp trị được chứng bệnh này nhờ các thành phần có trong nó. Ancaloit, flavonoid, tinh dầu và beta-caryophylen… có trong lá lốt làm giảm quá trình kích thích của dây thần kinh ngoại cảm. Đây lại là dây thần kinh tác động lớn đến tuyến mồ hôi. Vậy nên sau khi dùng thảo dược chúng không nhận được tín hiệu truyền nào nên không gây ra mồ hôi nữa.
Không lo đau bụng lạnh khi dùng lá lốt
Bệnh xuất hiện do hệ miễn dịch bị giảm sút, nguyên nhân gây bệnh có thể do bạn bị nhiễm lạnh, dùng đồ lạnh. Điều này khiến hàn khí xâm nhập cơ thể gây đau nhức phần bụng. Lá lốt là dược liệu có tính ấm, tán hàn vậy nên khi dùng chúng giúp nhiệt độ cơ thể trở về trạng thái bình thường, không còn bị lạnh, khí huyết lưu thông.
Lá lốt làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
Lá lốt là dược liệu có nhiều vitamin C, chất xơ, photpho kali, canxi,… chúng rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể. Cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh, hệ miễn dịch được nâng cao, kích thích việc ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng.
Ngoài các tác dụng trên lá lốt còn giúp điều trị nhiều bệnh khác như: viêm xoang, viêm nhiễm phụ khoa, mụn nhọt, tổ đỉa, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, làm trắng da…
Một số bài thuốc hay từ lá lốt
Bài thuốc lá lốt trị gout, đau xương khớp
Cách sắc nước lá lốt:
- 10g lá lốt khô, đem rửa sạch (lá tươi thì dùng 30g)
- 2 bát nước lọc
- Cho cả hai nguyên liệu vào ấm và sắc đến khi nước trong ấm còn một nửa
- Uống thuốc sau bữa ăn tối
- Kiên trì áp dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày để thấy tác dụng của thuốc
Ngoài cách trên bạn có thể áp dụng bài thuốc ngâm chân tay:
- Dùng 30g lá lốt tươi tất cả các bộ phận, rửa sạch
- Đun cùng 1 lít nước
- Sau khi sôi cho thêm một muỗng canh muối
- Đợi nước nguội bớt (còn ấm) thì ngâm tay, chân
- Thời điểm thích hợp để dùng thuốc là buổi tối, sau bữa ăn
Bài thuốc trị bệnh trĩ từ lá lốt

Để có bài thuốc này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau, mỗi thứ 30g:
Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, cắt nhỏ. Lấy củ nghệ thái thành các lát mỏng. Đun sôi tất cả với 600ml nước. Đợi nước nguội bớt thì đem xông hậu môn trong khoảng 30 phút.
Bài thuốc chữa đau răng từ lá lốt
Chuẩn bị:
- Lá lốt 30g
- Muối hạt 3g
- Nước tinh khiết 50ml
Thực hiện như sau:
Đem giã nát lá lốt và muối, sau đó hòa cùng nước tinh khiết. Lọc bã lấy nước, chia thành 3 phần để ngậm trong ngày. Mỗi lần ngậm khoảng 10 đến 15 phút.
Lá lốt có hoàn toàn có lợi hay không?
Lá lốt là thảo dược thiên nhiên, ứng dụng chữa nhiều bệnh khác nhau. Thế nhưng bạn cần dùng chúng một lượng vừa đủ, tránh lạm dụng. Nếu không thì thay vì có lợi chúng sẽ gây ra nhiều tác hại, chẳng hạn như:
- Lá lốt là dược liệu có tính ấm, nên khi sử dụng chúng quá nhiều sẽ gây nhiệt, nóng trong, táo bón… biểu hiện cho các bệnh trên là môi lưỡi khô, hay khát nước, lợi sưng đỏ…
- Lá lốt ăn rau sống rất ngon, tuy nhiên nếu dùng chúng liên tục trong nhiều ngày không tốt cho dạ dày và đường ruột
- Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà chúng có cho phép bạn hấp thụ lá lốt hay không. Không ít người bị dị ứng với các thành phần của thảo dược
- Một số phản ứng ngược khi dùng dược liệu có thể là: chóng mặt, buồn nôn, xây xẩm mặt mày…
Đối tượng nào nên sử dụng lá lốt?
Lá lốt dùng được cho nhiều đối tượng:
- Người bị đau xương khớp, phong tê thấp, gout
- Người mắc các chứng phong hàn, cảm lạnh
- Người bị ra mồ hôi tay
- Nam giới có chức năng sinh lý yếu
- Phụ nữ có thai và cho con bú, vì lá lốt rất lợi sữa
- Phụ nữ bị tàn nhang, da dẻ sạm xấu
- Phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo, nam giới bị viêm tinh hoàn
- Người bị đau răng, viêm lợi
- Người bị bệnh trĩ
- …
Lá lốt dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên không được dùng cho trẻ dưới một tuổi. Vì thảo dược có thể gây đau dạ dày, khó tiêu hóa cho trẻ.
Thật ra lá lốt rất tốt, chúng chỉ trở nên có hại khi người bệnh dùng sai cách mà thôi. Vậy nên hãy là người dùng thuốc thông minh để có sức khỏe tốt nhé!