Lá dứa: tác dụng chữa bênh xương khớp, tiểu đường và làm đẹp
Lá dứa là loài thực vật vô cùng quen thuộc trong đời sống, chúng được dùng nhiều trong ẩm thực và làm đẹp. Những món ăn như chè, xôi, bánh chưng, mứt… được tô điểm thêm bằng màu xanh tươi mát, bắt mắt và vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, lá dứa còn được kết hợp với vỏ bưởi, sả và bồ kết tạo nên nồi nước gội đầu nuôi dưỡng mái tóc bóng mượt, chắc khỏe cùng hương thơm đầy quyến rũ. Không dừng lại ở đó, lá dứa còn là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vậy nó có thể chữa những bệnh nào? Cách sử dụng lá dứa để làm thuốc? Cùng chúng tôi tìm hiểu thảo dược này ngay sau đây!
Một số thông tin về lá dứa
Lá dứa có mùi thơm của nếp thế nên dân gian còn gọi chúng là cây nếp thơm. Chúng mọc thành từng bụi, phần lá cũng chính là phần thân. Các lá dứa xếp đều, ôm sát vào nhau. Lá mượt, thuôn dài, có màu xanh lục đặc trưng. Khi nói về lá nếp thơm không ít người nhầm tưởng đó là lá dứa khóm (còn gọi là thơm, cách gọi của từng miền). Tuy nhiên lá dứa khóm cứng và có các răng cưa gai, nhọn và có quả.

Trước đây cây nếp thơm mọc hoang ở những nơi có đất ẩm, nhiều bóng râm. Khi biết được đây là loài thảo dược có nhiều công dụng người ta đã trồng chúng trong khu vườn nhà mình. Đối với các cơ sở sản xuất thuốc Nam thì chúng được đem trồng với số lượng lớn để bào chế thuốc.
Ở nước ta, miền Tây – Nam Bộ là nơi có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều nên cây rất phát triển. Lá dứa được thu hoạch quanh năm, lấy phần thân lá. Có thể dùng dược liệu tươi để làm thuốc hoặc phơi khô để bảo quản được lâu hơn.
Tác dụng trị bệnh của lá dứa
Lá dứa là thảo dược có hơn 90% là nước, chất xơ, cùng nhiều acid amin, axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa… Từ những thành phần tuyệt vời này liệu lá dứa có thể chữa được những bệnh nào?
Lá dứa đặc trị bệnh thấp khớp
Bệnh thấp khớp xuất hiện nhiều ở những người lớn tuổi, tuy nhiên độ tuổi đang được thu nhỏ, số người trẻ mắc bệnh cũng rất nhiều. Bệnh gây ra các cơn đau ở khớp và cơ, phá hủy hệ thống miễn dịch và tế bào. Bệnh có thể tác động trực tiếp lên các khớp tay, chân, đốt sống… nhưng cũng có thể chỉ là các tổn thương ở mô mềm và cơ. Tuy nhiên với biểu hiện nào của bệnh cũng cần được xử lý, điều trị, không chủ quan. Alkaloid và glycosides có trong lá dứa rất tốt cho việc làm dịu các cơn đau, tiêu viêm, kháng khuẩn cũng như giúp khớp không còn bị sưng.
Nước lá dứa giúp trị bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu, trong lá dứa không có đường nhưng lại có nhiều acid amin, acid hữu cơ và các chất chống oxy hóa. Vậy nên chúng sẽ góp phần trung hòa lượng đường trong máu, giúp máu trong cơ thể ổn định hơn. Thế nên ngoài điều trị tiểu đường chúng còn giúp hạ huyết áp vô cùng hiệu quả.
Cây nếp thơm hỗ trợ người bị bệnh thần kinh yếu
Bệnh thần kinh yếu (suy nhược thần kinh) xuất hiện khi người bệnh bị sang chấn tâm lý, gặp áp lực trong một thời gian quá dài. Có thể do mâu thuẫn với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, làm ăn thua lỗ, áp lực công việc, thi cử… Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược dẫn tới đổ bệnh. Lời khuyên dành cho bạn là nên dùng lá dứa để cải thiện thần kinh. Chất Alkaloid được tìm thấy trong lá dứa giúp kích thích hệ thần kinh, ổn định não bộ, thúc đẩy quá trình chuyển máu lên não nhanh hơn. Thế nên khi dùng thảo dược bản sẽ cảm thấy phấn chấn hơn, giảm bớt căng thẳng, suy tư, có giấc ngủ sâu hơn và sớm lấy lại tinh thần.
Da đẹp hơn nhờ uống nước lá dứa

Không ít chị em phụ nữ phải tốn nhiều chi phí để chăm sóc làn da của mình. Họ đầu tư mua các loại thực phẩm chức năng cũng như các loại mỹ phẩm nhằm cải thiện làn da. Tuy nhiên các biện pháp này đòi hỏi người dùng phải sử dụng thường xuyên, khi không dùng sản phẩm nữa da lại trở về trạng thái cũ rất nhanh. Vậy tại sao bạn không thử dụng dược liệu thiên nhiên? Lá dứa có nhiều nước, chất xơ và chất chống oxy hóa, là dược liệu có tính mát nên chúng rất tốt cho việc thanh nhiệt, giải độc gan. Điều này sẽ hạn chế việc thải độc qua da, ngừa mụn hiệu quả. Sau một thời gian uống nước lá dứa chắc chắn da bạn sẽ trở nên trắng sáng, mịn màng.
Một số cách dùng lá dứa làm thuốc
Lá dứa có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, dưới đây chúng tôi hướng dẫn bạn 3 cách thông dụng, được nhiều người áp dụng nhất:
Nước ép lá dứa
- Dùng 200g lá dứa tươi, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, có thể ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn (không ngâm nước muối quá mặn)
- Cắt 1 phần dược liệu thành các khúc nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Phần còn lại cho vào 300ml nước đun sôi
- Dùng rây lọc lấy nước cốt, sau đó cho vào nồi nước
- Cho một ít đường phèn, khuấy đều rồi để nước sôi hẳn và tắt bếp
- Để nước nguội và dùng, ngon hơn khi dùng với đá
Bài thuốc này dùng vào mùa hè thì thật tuyệt, chúng giúp giải nhiệt rất tốt. Có thể cho nước vào ngăn mát tủ lạnh để dùng.
Dùng lá dứa làm tinh dầu

Lá dứa là dược liệu có nhiều tinh dầu, bạn có thể chiết xuất chất này để bôi lên các vùng khớp bị đau, sưng nhức:
- Bạn dùng 3 lá dứa tươi, rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ.
- Dùng thêm khoảng 20ml dầu dừa, 20ml dầu bạch đàn
- Trộn đều ba dược liệu trên rồi cho vào chảo nóng, khuấy đều cho tinh dầu trong lá dứa tan ra. Chỉ làm nóng trên ngọn lửa nhỏ
- Để nguội rồi dùng tinh dầu thoa đều lên các vùng bị đau nhức
Bạn nên thoa đều, kết hợp đấm bóp để tinh dầu thấm sâu, tăng hiệu quả chữa trị.
Dùng lá dứa nấu nước uống
- Với cách dùng này bạn dùng lá dứa khô, thái nhuyễn
- Đun 2 lít nước sôi, cho dược liệu vừa sơ chế vào
- Tiếp tục đun sôi khoảng 10 phút để dược tính trong lá dứa tan đều vào nước
- Dùng nước lá dứa hằng ngày thay thế nước lọc để chữa bệnh tốt hơn
Dùng lá dứa xông hơi
- Dùng khoảng 5 lá dứa, rửa sạch
- Có thể kết hợp thêm lá trầu không và sả
- Đem các dược liệu nấu sôi
- Bỏ nồi nước xuống đất, ngồi cạnh và lấy chăn trùm kín để xông hơi
Bài thuốc này chuyên điều trị cho những người bị cảm. Sau khi xông cơ thể sẽ cảm thấy thaoir mái, như trút bỏ được những cái gai ra khỏi người.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước lá dứa
Lá dứa là dược liệu tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe và không từ chối đối tượng nào. Tuy nhiên cũng có thể một số người có cơ thể khá nhạy cảm, hay bị dị ứng thì nên cân nhắc trước khi dùng, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên phát huy công dụng chậm hơn thuốc Tây. Thế nên người bệnh nên kiên trì để đón nhật kết quả.
Lá dứa sống ở môi trường ẩm thấp nên các loại ký sinh trùng, mầm bệnh dễ bám vào lá. Vậy nên khi dùng dược liệu bạn cần làm sạch chúng một cách kỹ càng.
Các bài thuốc từ lá dứa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Khi sử dụng thuốc Tây nếu muốn dùng lá dứa bạn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ để đảm bảo.
Từ những chia sẻ trong bài viết có thể thấy lá dứa có rất nhiều công năng, chữa được nhiều bệnh khác nhau. Để bệnh nhanh khỏi thì bạn nên kết hợp dùng thuốc lá dứa cùng luyện tập thể dục, ăn uống điều độ.