Kỷ tử – Tác dụng, cách dùng, bài thuốc & Lưu ý

0

Nhắc tới các vị thuốc quý trong Đông y không thể không nhắc tới Câu kỷ tử. Đây là một trong những dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe cũng như làm đẹp vô cùng hiệu quả. Vậy kỷ tử là gì? Chữa được bệnh nào và cách dùng ra sao? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

Hình ảnh quả kỷ tử chín
Hình ảnh quả kỷ tử chín

Kỷ tử là loại cây như thế nào?

Câu Kỷ tử là loại cây thân mềm, có kích thước nhỏ, mọc thành bụi, phân nhiều cành. Những chiếc lá mọc đều nhau, xanh rì, dẹt, đầu nhọn như lưỡi mác. Thỉnh thoảng trên cành mọc lên những chiếc gai nhọn. Không giống những loài cây khác, hoa mọc ở đầu ngọn. Hoa của kỷ tử mọc đan xen ở kẽ lá. Các bông hoa hình chuông, màu đỏ tươi ra đều từ gốc cành cho tới ngọn. Từ những bông hoa xinh đẹp này kết nên những quả mọng, tròn tròn, dài dài như những quả trứng. Khi chín, quả thì đỏ sẫm, quả lại đỏ vàng, có quả lại đỏ tươi. Chứa đựng bên trong rất nhiều hạt, dẹt như hạt quả cà. Cứ độ tháng 7 đến tháng 10 là giai đoạn kỷ tử sai quả nhất, nặng trĩu cả cành.

Người ta tiến hành thu hoạch quả cẩu kỷ tử khi chúng đã chín. Theo kinh nghiệm đi trước, hái kỷ tử vào sáng sớm hoặc chiều mát là lúc thích hợp nhất. Lúc này kỷ tử vẫn giữ được độ tươi, các dưỡng chất không bị mất đi. Sau khi hái không phơi kỷ tử trực tiếp dưới ánh nắng mà phơi ở nơi có bóng mát. Đến khi thấy lớp da ngoài bị nhăn nheo, co rúm mới đem nó ra phơi nắng. Phơi đến khi kỷ tử thật sự khô hoàn toàn, ráo hết nước trong quả. Nên cho vào bao hoặc lọ thủy tinh, buộc kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp, gây mốc và hư hỏng.

Giống cây này có nhiều tại Trung Quốc, một số tỉnh có số lượng lớn như Ninh Hạ, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam… Trước đây Việt Nam hầu như không có loại cây này. Nhưng vì những tác dụng tuyệt vời của nó, người ta đã tiến hành trồng chúng. Hiện nay, chúng được trồng chuyên canh ở các tỉnh khu vực phía Bắc, gần với Trung Quốc. Bởi ở đây sẽ có khí hậu lạnh, mát mẻ tương tự nhau. Ví dụ như Hà Giang, Lào Cai…

Kỷ tử sau khi thu hoạch và chế biến
Kỷ tử sau khi thu hoạch và chế biến

Các tác dụng tuyệt vời của hạt câu kỷ tử

Cải thiện chức năng sinh lý

Trong cẩu kỷ tử chứa nhiều thành phần giúp bổ thận tráng dương. Nó giúp nam giới cải thiện chức năng sinh dục, kích thích ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ. Với những ai đang bị hiếm muộn, chất lượng tinh trùng kém thì lựa chọn cẩu kỷ tử vô cùng đúng đắn. Đây còn là vị thuốc quý trong việc điều trị rối loạn cương dương rất tốt cho các quý ông.

Tăng cường thị lực

Hoạt chất Polisaccarit có trong kỷ tử giúp ức chế các phản ứng oxy hóa làm tổn thương mô võng mạc. Ngoài ra, hàm lượng zeaxanthin trong quả kỷ tử sẽ bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím, các gốc tự do. Thế nên, sử dụng cẩu kỷ tử rất tốt cho việc cải thiện thị lực.

Tăng cường hệ miễn dịch 

Cẩu kỷ tử được xem là loại quả giàu vitamin, trong đó chiếm phần lần là vitamin A và E. Hai loại vitamin này có công dụng tương tự như vacxin cúm. Chúng có thể ngăn chặn các loại virus tấn công cũng như giúp hệ miễn dịch được củng cố hơn. Những ai đang ốm, mới ốm dậy sử dụng kỷ tử giúp nhanh chóng hồi phục. Hoặc những người hay ốm vặt cũng nên dùng cẩu kỷ tử để tăng sức đề khác. 

Giúp giảm đau

Kỷ tử là loại dược liệu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Những cơn đau của xương khớp sẽ được tiêu giảm. Bên cạnh đó, đây còn là loại thuốc giúp các vết thương hở nhanh khép miệng, liền da cũng như hạn chế tối đa khả năng bị nhiễm trùng.

Giảm cân bằng kỷ tử

Với những ai đang bị thừa cân, béo phì mong muốn giảm cân, lấy lại vóc dáng thì không nên bỏ qua kỷ tử. Đây là dược liệu tự nhiên hỗ trợ giảm cân hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ. Nó chứa nhiều protein, giàu chất xơ, nhưng lại rất ít calo, đường và chất béo. Đưa nó vào bữa ăn hàng ngày giúp bạn no lâu giảm cảm giác thèm ăn. 

Làm đẹp

Một công dụng không thể bỏ qua của loại quả này chính là làm đẹp da. Vitamin C cùng các axit amin có trong kỷ tử giúp loại bỏ các sắc tố đen, sạm trên da. Trả lại làn da mịn màng, tươi trẻ cho chị em phụ nữ. Với những ai đang bị nổi mụn thì dùng trà kỷ tử hằng ngày để hỗ trợ chăm sóc da từ bên trong, tiêu viêm, sạch mụn hiệu quả.

Ngoài ra, kỷ tử còn có rất nhiều công dụng khác đối với sức khỏe như bồi bổ cơ thể, thải độc gan, bổ phổi, trị đau dạ dày, tăng tuổi thọ…

Cách sử dụng kỷ tử đem lại hiệu quả cao

Sở hữu một dược liệu quý như kỷ tử trong tay, chúng ta nên chế biến, sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả tối ưu nhất? Cách đơn giản nhất là chúng ta ăn trực tiếp cẩu kỷ tử, tuy nhiên người ta có chiều cách chế biến để tạo nên sự đa dạng trong cách dùng kỷ tử. Vừa ngon hơn vừa tránh sự nhàm chán. Dưới đây là một số cách sử dụng:

Kỷ tử pha trà

Kỷ tử pha trà, giải độc gan
Kỷ tử pha trà, giải độc gan

Dùng 500ml nước, đun sôi, cho 20g kỷ tử khô vào. Để sôi với ngọn lửa nhỏ trong khoảng 5 đến 7 phút. Sau đó cho xuống khỏi bếp, để nguội bớt rồi cho 2 muỗng mật ong vào, khuấy đều rồi rót ra để thưởng thức. Bạn có thể dùng nó làm loại nước uống hằng ngày thay thế nước lọc rất tốt.

Làm món hầm

Ngoài pha trà làm đồ uống, kỷ tử có thể dùng để chế biến món ăn, đặc biệt là các món hầm. Bạn có thể hầm chúng với gà, thịt heo, thịt bò… Vị ngọt trong kỷ tử sẽ giúp món ăn trở nên ngon và đậm đà hơn. Bạn chuẩn bị lượng thịt đủ dùng cho gia đình hoặc người bệnh, ướp đầy đủ gia vị, cho lên bếp đun sôi. Lúc này ta cho kỷ tử vào hầm cùng, để ngọn lửa nhỏ. Nên hầm bằng bếp than hoặc củi thì chất lượng món ăn sẽ ngon hơn thay vì dùng bếp ga hay bếp điện.

Kỷ tử ngâm rượu

Đây đúng là món được cánh mày râu ưa chuộng. Vừa bổ máu, sinh tinh lại giúp cho chức năng sinh lý được cải thiện đáng kể. 

Bạn cần chuẩn bị 2 lít rượu trắng, 600g kỷ tử. Nên giã nhỏ kỷ tử trước khi ngâm, việc làm này giúp cho kỷ tử dễ tan trong rượu hơn, sử dụng nhanh hơn. Khoảng 2 tuần là bạn có thể đem ra dùng. Uống sau mỗi bữa ăn, mỗi lần một ly nhỏ.

Luyện kỷ tử thành viên

Bạn kết hợp kỷ tử với hoàng tinh theo tỷ lệ 1/1, đem giã nhuyễn, tán thành bột rồi cho mật vào luyện thành viên, tạo mỗi viêng khoảng 6g. Cho vào lọ thủy tinh dùng dần, ngày uống 2 lần, nên sử dụng nước ấm. Bài thuốc này rất tốt cho xương khớp.

Bạn cũng có thể kết hợp cẩu kỷ tử với sữa tươi, ngũ cốc hoặc sữa chua đều ngon.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng cẩu kỷ tử?

Là dược liệu lành tính, hầu như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên một số trường hợp sau đây không được sử dụng cẩu kỷ tử, bạn cần chú ý:

  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng, các dược tính trong kỷ tử có thể gây hư thai, dẫn đến sảy thai
  • Phụ nữ sau sinh, đang cho con cũng không nên sử dụng. 
  • Những người bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa yếu, tỳ vị yếu cần tránh dùng
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được dùng
  • Trẻ trên 3 tuổi dùng với lượng nhỏ, ít hơn một nửa so với người lớn
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác để chữa bệnh thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Chắc hẳn thông qua bài viết này thắc mắc về kỷ tử của bạn đã có thể giải đáp đúng không nào. Chúc bạn sử dụng chúng đạt hiệu quả và đừng quên những lưu ý khi sử dụng nó nhé!

Để lại một bình luận