Ké đầu ngựa: Cây thuốc chữa bướu cổ, sỏi thận, viêm tiết niệu
Việt Nam là nước có ¾ diện tích là đồi núi, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thế nên đây chính là điều kiện thuận lợi cho kho dược liệu thuốc Nam. Có hàng ngàn thảo dược khác nhau, mang những đặc tính và có công dụng khác nhau. Nếu như cây cối xay giúp trị xương khớp, bí tiểu, tiểu buốt thì hải kim sa lại có thể chữa được phù thận, viêm thận… Vậy loại thảo dược nào có khả năng điều trị bướu cổ, sỏi thận, và viêm tiết niệu? Đó chính là cây ké đầu ngựa. Vậy thảo dược này có đặc điểm gì? Công dụng và cách dùng như thế nào để đạt hiệu quả? Có thể tìm mua dược liệu ở địa chỉ nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.

Ké đầu ngựa là gì?
Ké đầu ngựa là loài thân thảo thích ánh sáng và môi trường ẩm thấp. Chúng sinh sôi và phát triển khá nhanh, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh thành của nước ta. Một số nơi tập trung nhiều thảo dược này có thể kể đến Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn… ở khu vực phía Bắc, Cà Mau, Bình Dương, Tây Ninh… ở miền Nam.
Ngoài cái tên ké đầu ngựa, chúng còn được gọi với những cái tên khác như xương nhĩ, thương nhĩ, thương nhĩ tử, phắt ma, mac nháng… Thương nhĩ tử thuộc họ nhà Cúc, danh xưng khoa học là Xanthium strumarium L.
Ké đầu ngựa không to lớn mà mảnh mai mọc thẳng, chiều cao trung bình trong khoảng 50 tới 80cm. Thỉnh thoảng cũng có vài cây lớn cao hơn 1m. Từ trục thân chính cây sẽ phân ra các nhánh nhỏ. Thân và cành đều mang trên mình màu xanh lục, được phủ thêm một lớp lông cứng. Những chiếc lá có cuống dài, lớn bằng bàn tay người lớn, hình tim. Ở phía ngoài mép lá có các đường răng cưa, trên bề mặt có các đường gân phân nhỏ. Những loại lá khác có lông khi sờ vào thường cho ta cảm giác êm ái, mềm mịn như nhung. Thế nhưng lông của hai bề mặt thương nhĩ ngắn và cứng nên làm cho ta cảm thấy sự khô ráp, nhám. Hoa của cây có thể mọc ở đầu cành cũng có thể mọc trong các kẽ lá. Những cụm hoa nở ra từ đầu cành chủ yếu là tạo phấn, còn quả được hình thành từ những bông hoa nở ra từ nách lá. Quả ké đầu ngựa có hình thoi, cứng, bên ngoài có các móc câu nhỏ. Thế nên chúng dễ dàng bám vào lông động vật hoặc áo quần. Trẻ con thường hái quả của nây này để làm đồ chơi, ném vào đầu hoặc áo quần của nhau. Đây cũng chính là bộ phận tốt nhất trong cây ké đầu ngựa dùng để chữa bệnh.
Khi quả chín già người ta sẽ tiến hành thu hoạch, thời gian thường rơi vào khoảng tháng 5 cho tới tháng 9. Quả sau khi hái về sẽ được rửa sạch, phơi dưới nắng hoặc đem sấy khô.
Tác dụng chữa bệnh của ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa giúp điều trị bướu cổ
Bướu cổ là căn bệnh xảy ra ở cơ thể người khi tuyến giáp có dấu hiệu bất thường hoặc rối loạn tuyến giáp. Bệnh này gần như không gây đau cho bạn, nên trong thời gian bướu còn nhỏ bạn sẽ khó phát hiện. Chỉ đến khi thấy yết hầu của mình dần bị phình to lên, cảm giác khó thở, đau buốt, khó nuốt thì lúc này bạn mới nghĩ tới việc mình mang bệnh. Bướu cổ là một bệnh không chỉ là bệnh cho cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ của ngoại hình.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Không phải lúc nào bệnh cũng xuất hiện bởi các tác động từ tuyến giáp. Nguyên nhân chủ yếu thường thấy đó chính là sự thiếu hụt lượng iốt trong quá trình ăn uống. Ăn quá mặn cũng sẽ khiến cơ thể mắc bệnh, thế nhưng lượng iốt không đủ cũng gây bệnh.
Trong thân và quả của ké đầu ngựa được xem là hai bộ phận chứa nhiều iốt. Trong quá trình nghiên cứu, người ta đã tiến hành phân tích 1g quả ké đầu thì thu được 220g iốt. Nếu đem lượng này nấu cao thì sau 15 phút lượng iốt thu được sẽ tăng lên tới 300mg. Đây chính là lý do mà người ta sử dụng dược liệu này để chữa bệnh bướu cổ.
Điều trị sỏi thận từ ké đầu ngựa
Nhiều người quá lo lắng khi biết mình bị sỏi thận. Họ sợ việc sử dụng thuốc tây cũng như có thể phải tiến hành phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng. Đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm nếu như phát hiện bệnh sớm. Khi những viên sỏi còn bé chúng ta có thể loại bỏ chúng ra ngoài bằng cách sử dụng các dược liệu trong y học cổ truyền. Vừa an toàn hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Ké đầu ngựa được xem là thảo dược có tác dụng hữu hiệu nhất mà người bệnh không nên bỏ qua. Chất Xantheti và Xanthine được tìm thấy trong quả có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Thế nên khi sử dụng quả ké đầu ngựa làm thuốc chúng sẽ giúp bạn tăng lượng nước tiểu, đẩy sỏi ra ngoài nhờ hệ bài tiết, không gây đau đớn.
Nếu sỏi của bạn đã có kích cỡ lớn, gây đau thì việc phẫu thuật là không thể tránh khỏi, lúc này các bài thuốc từ ké đầu ngựa không thể giúp bạn.
Xem thêm: Hạt chuối cô đơn & bài thuốc quý điều trị sỏi thận, tiểu đường
Dùng ké đầu ngựa điều trị viêm tiết niệu
Nếu không may mắc phải căn bệnh này sẽ khiến bạn trở nên khó chịu, đau rát. Đặc biệt là ở chị em phụ nữ, các loại vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào âm đạo gây mùi hôi, ngứa ngáy, viêm nhiễm và mắc các bệnh ở tử cung. Các thành phần hóa học có trong xương nhĩ giúp tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Chúng vừa giúp điều trị bệnh vừa giúp chống lại các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Sau khoảng một tuần sử dụng bệnh tình của bạn sẽ được nhanh chóng được loại bỏ.
Điều trị mụn nhọt, lở loét từ thương nhĩ tử
Trong quả ké đầu ngựa có rất nhiều vitamin C, vậy nên chúng giúp ích rất nhiều trong việc điều trị các bệnh về mụn nhọt, lở loét. Như chúng ta vẫn biết vitamin C có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp vết thương rất nhanh khô và giảm bớt sẹo.
Cách sử dụng ké đầu ngựa
Dùng ké đầu ngựa sắc thuốc chữa bệnh
Đây là cách dùng khá đơn giản được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần dùng khoảng 15g quả ké đầu ngựa, sắc cùng với 1 lít nước lọc tinh khiết trong khoảng 15 phút. Uống nước này thường xuyên trong ngày như nước uống thông thường.
Tuy nhiên để tăng tính hiệu quả trong việc điều trị các bệnh khác nhau thì bạn nên kết hợp cùng các thảo dược có công dụng trị bệnh tương đương. Chẳng hạn như khi điều trị bệnh bướu cổ có thể kết hợp thêm 40g cây xạ đen. Hoặc khi điều trị viêm đường tiết niệu có thể dùng nhiều thảo dược hơn như cây bòng bong, mã đề và hoa kim ngân.
Ké đầu ngựa nấu cao
Ngoài cách sắc thuốc để uống hằng ngày thì người ta có thể dùng ké đầu ngựa để nấu cao. Đối với cách dùng này ta sẽ lấy toàn bộ cây từ thân, lá, cành và quả đem phơi khô, rửa sạch. Đem nguyên liệu nấu với nước, sau một thời gian nấu các chất dinh dưỡng có trong dược liệu sẽ tan ra nước. Chúng ta tiến hành lọc bã, loại bỏ cặn. Tiếp tục đun sôi phần nước vừa thu được cho tới khi chúng cô đặc thành dạng cao mềm thì dừng lại. Sau khi nấu xong đợi cho cao nguội thì đem bỏ chúng vào lọ hoặc chai thủy tinh (không dùng chai nhựa) để bảo quản. Bởi nếu bạn để ngoài không khí chúng sẽ có khả năng tự lên men, gây hỏng cao. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6 – 8g cao pha loãng với nước ấm để uống.
Viên hòa ké đầu ngựa
Cách sử dụng này là một dạng biến tấu từ cao ké đầu ngựa. Sau khi chế biến có được cao thì bạn sử dụng một lượng bột dược liệu khô trộn vào. Trộn đều cả hai lại rồi vo thành từng viên nhỏ. Bỏ vào lọ để bảo quản dùng dần. Sản phẩm này nhỏ gọn, dễ dùng. Mỗi ngày uống khoảng 10 đến 15 viên chia đều 3 lần.
Ké đầu ngựa thật sự là một vị thuốc quý trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Gần như đây là một loại thảo dược lành tính và không bị giới hạn đối tượng sử dụng. Thế nhưng nếu muốn đảm bảo chắc chắn mình có thể dùng thì bạn có thể hỏi trước ý kiến bác sĩ. Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!