Hoài Sơn: Tác dụng chữa bệnh và cách dùng đúng cách

0

Cái tên “hoài sơn” có lẽ khá xa lạ với nhiều người, nhưng thật ra đây lại chính là một loại củ quen thuộc trong đời sống hằng ngày, củ mài. Chúng ta có thể thưởng thức chè củ mài, cháo củ mài bằm tôm, củ mài hầm xương… và đơn giản là củ mài luộc chấm muối. Tất cả đều ngon và bổ dưỡng. Không chỉ được biết đến là một nguyên liệu trong nhà bếp, hoài sơn còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Vậy tác dụng của hoài sơn là gì? Sử dụng như thế nào để chữa bệnh? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để rõ hơn loại dược liệu này!

lá cây hoài sơn

Hoài sơn là gì?

Hoài sơn là loại thực vật dây leo, thân dài, màu tía. Trên các mắt thân mọc ra những chiếc lá to cỡ bằng bàn tay, hình trái tim. Đến mùa, cứ tầm tháng 5 tới tháng 7, những chùm hoa trắng nở rộ rất đẹp. Hoa của hoài sơn nhỏ nhắn chứ không to. Bộ phận quan trọng và quý nhất của hoài sơn nằm dưới mặt đất. Đó chính là củ mài. Khi nhìn củ mài nhiều người nhầm lẫn nó là củ khoai từ. Nhưng không, đây là hai loại của hoàn toàn khác nhau, chúng chỉ có một vài đặc điểm bên ngoài tương tự nhau. Chẳng hạn như lớp vỏ bọc bên ngoài có màu vàng nâu, bám vào đó là những sợi râu nhỏ, thịt trắng. Điểm khác biệt lớn để nhận ra củ mài là chúng dài hơn khoai từ rất nhiều, từ 5 đến 10cm. Mỗi cây hoài hơn chỉ cho ra 2 đến 3 củ, đâm sâu vào lòng đất. Còn khoai từ mọc thành từng chùm, củ nhiều như khoai lang vậy. 

Vốn là loài cây mọc dại, tuy nhiên khi biết được những giá trị mà hoài sơn đem lại đối với sức khỏe, người ta tiến hành trồng chúng. Ở nước ta, chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh từ Huế trở ra. Nhiều nhất phải kể đến Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An, Yên Bái… 

Hằng năm, cứ độ cuối Đông, đầu Xuân, những cây hoài sơn dần khô héo, rạc đi chính là lúc con người bắt tay vào thu hoạch. Củ mài sau khi đào về được rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất bẩn. Sau đó đem ngâm trong phèn chua từ 2 đến 4 giờ để bớt chất nhầy (nhớt). Tiếp tục rửa sạch lại bằng nước, vớt ra để ráo. Gọt vỏ rồi đem sấy khô, sau đó phơi lại dưới ánh nắng mặt trời. Có thể sao vàng trước khi cho vào túi bảo quản. Để có hoài sơn đảm bảo chất lượng và dùng trong thời gian dài bạn cần làm khô nó ở nhiệt độ cao, đóng kín, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Những tác dụng mà hoài sơn đem lại

Các thành phần có trong hoài sơn

Chúng ta luôn nói rằng hoài sơn là thức ăn ngon, dược liệu quý. Vậy bên trong loại củ này có những thành phần gì có ích cho sức khỏe?

Đông y chỉ ra rằng, hoài sơn là loại củ có vị ngọt, tính bình. Khi vào cơ thể rất bổ cho các kinh tỳ, vị, phế, thận.

Khi tiến hành phân tích giá trị dinh dưỡng từ hoài sơn, các nhà khoa học cho biết đây là loại củ chứa nhiều tinh bột, chiếm tới 63,25%. Kế sau đó Protid khoảng 6,75%. Đây cũng là loại củ có lượng chất nhầy khá cao, từ 2 đến 2,8%. Bên cạnh đó là Lipid khoảng 0,45%. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong khoai mài có rất nhiều thành phần có lợi khác như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol… các nguyên tố vi lượng, axit amin.

củ hoài sơn

Hoài sơn chuyên trị những bệnh nào?

Với những thành phần có trong hoài sơn, nó có những công dụng chủ yếu sau:

  • Bồi bổ cơ thể cho người suy nhược, mệt mỏi, chán ăn
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột như: kiết lỵ, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, dạ dày…
  • Đây cũng là vị thuốc quý trong việc điều trị các bệnh sinh lý nam giới mắc phải như chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh…
  • Phụ nữ khi mắc phải khí hư (viêm âm đạo hay bạch đới) dùng hoài sơn điều trị rất tốt
  • Các vấn đề về thận như suy thận, thận yếu, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần… cũng được cải thiện đáng kể
  • Điều trị bệnh đái tháo đường
  • Chất dioscin và saponin có trong hoài sơn có khả năng ngăn ngừa, phòng chống ung thư 
  • Hoài sơn còn là dược liệu làm đẹp mà chị em tin dùng. Allantoin trong hoài sơn giúp loại bỏ tế bào chết, ngừa hiện tượng sừng hóa, tăng độ ẩm cho da, da trở nên trắng trẻo, mịn màng hơn.

Đối tượng sử dụng 

Có thể thấy hoài hơn có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau, dành cho mọi đối tượng khác nhau. Từ trẻ nhỏ tới người già, nam giới lẫn nữ giới. 

  • Người bị suy nhược cơ thể
  • Người mắc các bệnh đường ruột
  • Người có chức năng thận kém
  • Trẻ em và người lớn bị chứng ra mồ hôi tay
  • Bệnh nhân bị tiểu đường
  • Nam giới bị các bệnh về sinh lý, nữ giới bị hư khí

Một số bài thuốc từ hoài sơn

Hoài sơn ngâm rượu, bổ khí tăng tinh

Khi bị các chứng bệnh về sinh lý khiến chuyện “chăn gối” trở nên khó khăn hơn. Không những thế đây còn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiếm muộn. Sử dụng hoài sơn ngâm rượu tình trạng này sẽ cải thiện rất nhiều. Nam giới trở nên khỏe mạnh, hồi xuân, sinh lực cường tráng.

  • Chuẩn bị: 400g hoài sơn, 500g đường tinh khiết, 3 lít rượu trắng
  • Cho tất cả vào bình thủy tinh, đậy kín nắp
  • Để bình ở nơi thoáng mát, ngâm trong một tháng là dùng được
  • Dùng một chén nhỏ sau ăn cơm, vừa giúp bữa ăn ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Lưu ý: Không dùng rượu ngâm hoài sơn nhiều, và không dùng khi đói nó sẽ gây đau dạ dày, nôn nao, mệt mỏi.

Bài thuốc trị tiểu đường từ hoài sâm

Trong hoài sơn có chứa một lượng men đáng kể giúp thủy phân lượng đường trong cơ thể, giảm nồng độ đường trong máu. Thế nên khi bị tiểu đường bạn nên dùng hoài sơn. Để có được bài thuốc này ngoài hoài sâm bạn nên kết hợp thêm một số dược liệu khác để tăng thêm hiệu quả, cụ thể:

  • Chuẩn bị: củ mài 15g; bạch mộc, thiên hoa phấn, mỗi loại 12g; 1,2 lít nước
  • Đem tất cả cho vào siêu thuốc (nên dùng loại siêu đất sét), đun dưới ngọn lửa vừa cho đến sôi. Sau khi sôi cho lửa nhỏ liu riu đến cạn còn khoảng 400ml nước là được
  • Chia thành 3 phần, uống ba lần, sáng, trưa, chiều trong ngày

Bài thuốc bồi bổ sức khỏe

Đây cũng có thể được xem là bài thuốc, cũng có thể xem là một món ăn giúp những người mới ốm dậy, suy nhược… khỏe mạnh hơn. 

  • Chuẩn bị: 100g hoài sơn, 300g sườn non, 30g hạt sen, một vài lát gừng tươi và hành
  • Cho sườn heo vào nồi, đổ nước, đun sôi
  • Khi thấy nước sườn sôi thì cho các nguyên liệu còn lại vào hầm cho nhừ tới 
  • Tắt bếp, đem xuống rồi nêm gia vị
  • Múc ra bát để dùng, nên dùng khi còn nóng

Lưu ý: Với bài thuốc này, bạn nên dùng hoài sơn tươi, vừa đảm bảo chất ngọt trong hoài sơn chưa bị giảm bớt trong quá trình sấy khô, vừa giữ được vị béo ngậy của nó.

Dùng hoài sơn cần chú ý điều gì?

Hoài sơn được xem là loại dược liệu lành tính, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta cần cân nhắc khi sử dụng.

  • Thứ nhất, đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn
  • Thứ hai, người có thân nhiệt thấp, táo bón thì không nên dùng hoài sơn
  • Thứ ba, trong quá trình sử dụng, nếu có dấu hiệu nào không ổn thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ

Hy vọng những thông tin về củ mài mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe, hạnh phúc!

Để lại một bình luận