Hạt hẹ vị thuốc bổ cứu tinh cho sức khỏe nam giới
Hẹ được biết đến là một loại rau thơm, tương tự như hành, tỏi hoặc nén (thun, hành tăm) dùng để chế biến trong nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, hạt hẹ mới chính là thứ được nhiều người săn lùng. Vậy nó có đặc điểm và công dụng như thế nào lại được tìm kiếm nhiều như vậy? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Hạt hẹ là loại hạt như thế nào?
Hẹ là giống cây dễ trồng, ưa ẩm, thích ánh nắng mặt trời. Chỉ sau 5 đến 7 ngày gieo hạt chúng ta đã thấy những mầm xanh nhô lên khỏi mặt đất. Chúng được trồng quanh năm, có thể trồng ở đồng ruộng, trồng trong vườn hoặc các chậu nhỏ… Thông thường người ta trồng hẹ vào độ tháng 10, tháng 11 để khi hẹ phát triển đúng dịp bán tết, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Đối với hẹ trồng để thu hoạch hạt, sau khi hẹ phát triển, tiếp tục chăm sóc cho tới khi hẹ ra hoa. Những bông hoa màu trắng, mọc thành từng chùm, bao bọc lấy nhau. Chính từ những bông hoa này kết tinh thành hạt hẹ, những chiếc hạt nhỏ, hình trái xoan ngược, màu đen. Khi thấy những cây hẹ già, khô héo ta tiến hành thu hoạch hạt hẹ, đem phơi dưới nắng để tách hạt hẹ ra khỏi nang dễ dàng hơn. Dùng lực, chà nhẹ, những hạt hẹ từ trong nang bong ra, sàng lại. Như vậy bạn đã có cho mình những hạt hẹ chắc mẩy, sạch sẽ.
Trong Đông y, hạt hẹ còn được gọi với nhiều tên khác như: cửu thái tử, khởi dương thảo, dã cửu, du thái tử… là vị thuốc trị liệt dương, giúp bổ thận tráng dương vô cùng hiệu quả. Nó còn có tên khoa học là Allium ramosum L. hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng, thuộc họ hành (Alliaceae).
Vừa là rau thơm dùng trong chế biến món ăn, vừa là vị thuốc quý trong Đông y nên hẹ được trồng rất nhiều. Một phần cũng bởi hẹ dễ trồng, thích hợp với mọi loại đất nên hầu như nơi nào ở nước ta cũng trồng được hẹ.
Hẹ là loại cây mà tất cả các bộ phận đều có thể dùng được. Từ củ, lá cho đến hạt hẹ. Tuy nhiên, hạt hẹ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh. Chúng ta nên lựa chọn những hạt hẹ già, chắc, màu đen đậm, đều nhau thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều lần. Không nên chọn những hạt lép, lẫn bụi bẩn, tạp chất vì hiệu quả chữa bệnh thấp mà có khi lại rước thêm bệnh vào người.
Vì sao hạt hẹ có thể chữa bệnh?
Theo y học cổ truyền
Những bài thuốc trong y học cổ truyền thường bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tế và kết quả sau khi được thử nghiệm. Thế nên chỉ sau khi thành công chúng mới thật sự trở thành bài thuốc và được nhiều người tin tưởng áp dụng. Đối với hạt hẹ, các thầy thuốc đã chỉ ra rằng: đây là loại hạt có vị ngọt, nhưng sau đó sẽ cay nồng, rất ấm. Thế nên chúng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về gan và thận.
Theo y học hiện đại
Khác với y học cổ truyền, y học hiện đại luôn đòi hỏi sự cụ thể, chính xác và rõ ràng. Bằng các phương pháp phân tích tiên tiến, hiện đại, sau quá trình lấy mẫu phân tích từ hạt hẹ, các nhà nghiên cứu cho biết các thành phần có trong hạt hẹ giúp chữa bệnh bao gồm:
- Hạt hẹ chứa lượng lớn hệ thống các khoáng chất như: đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… giúp hỗ trợ các bộ phận chức năng của cơ thể hoạt động tốt nhất
- Chứa nhiều vitamin nhóm B giúp giảm khả năng bị đột quỵ, tăng cường hệ miễn dịch cũng như chuyển hóa năng lượng cơ thể
- Hẹ chứa nhiều canxi và vitamin K, cả hai loại này đều là những chất vô cùng quan trọng trong việc bồi bổ, giúp xương chắc khỏe, khắc phục tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp
- Bạn có tin được không khi hạt hẹ có thể giúp phòng ngừa, ngăn chặn các loại ung thư quái ác như ung thư vú, dạ dày, phổi… Đúng là như vậy, bởi trong hẹ có chứa lưu huỳnh và chất flavonoid
- Với những ai đang có ý định giảm cân thì không nên bỏ qua loại hạt này, đây là loại hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi nhưng lại rất ít calories. Thế nên khi dùng chúng bạn sẽ luôn an tâm khi số mỡ dư thừa được bớt đi nhưng cơ thể không bị mệt mỏi vì thiếu chất

Nên dùng hạt hẹ khi nào?
Là vị thuốc quý, tuy nhiên không phải lúc nào, với ai chúng ta cũng nên dùng hạt hẹ. Chỉ nên dùng hạt hẹ để chữa bệnh cho các đối tượng sau:
Nam giới bị các vấn đề sinh lý sau:
- Liệt dương
- Dương vật cương không mềm
- Xuất tinh sớm, di mộng tinh, hoạt tinh
- Đi tiểu ra chất nhờn, có chứa tinh dịch
- Thận hư, tiểu đêm nhiều
Nữ giới gặp các vấn đề sau:
- Phụ nữ bị bạch đới (hay còn gọi là khí hư hoặc huyết trắng)
- Phụ nữ bị bế kinh, kinh nguyệt không đều
Các trường hợp khác có thể dùng hạt hẹ như:
Một số bài thuốc giúp tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương từ hạt hẹ
Với những thành phần hóa học tốt cho việc điều trị các vấn đề về sinh lý ở nam giới của hạt hẹ được nêu ở trên. Sau đây chúng tôi giới thiệu cho bạn một số bài thuốc giúp cải thiện sinh lý, bổ thận tráng dương hiệu quả.
Bài thuốc hạt hẹ ngâm rượu
Rượu là một loại đồ uống khá quen thuộc với đấng mày râu. Thế nên khi kết hợp với hạt hẹ để chữa bệnh thì vô cùng thích hợp. Chúng vừa giúp bồi bổ sức khỏe vừa giúp tăng cường sinh lý vô cùng hiệu quả.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 4 lít rượu, 40g hạt hẹ. Để rượu thêm ngon bạn có thể kết hợp với một số dược liệu khác như tằm đực, ba kích, kim anh tử… cùng mật ong. Cho tất cả các nguyên liệu vào bình thủy tinh rồi ngâm khoảng 20 đến 30 ngày là có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 20ml. Chỉ nên dùng rượu ngâm hạt hẹ để giúp cải thiện khả năng sinh dục, không dùng để uống say, sẽ bị phản tác dụng.
Cháo hạt hẹ
Một bài thuốc đơn giản, dễ làm mà bạn có thể áp dụng ngay đó là nấu cháo hạt hẹ. Lấy 400g hạt hẹ kết hợp với 300g gạo lứt cùng 1 lít nước. Cho tất cả vào nồi, nấu sôi đến khi gạo và hạt hẹ nở đều, mềm nhuyễn thì tắt bếp. Để nguội, chắt lấy nước, chia đều uống 3 lần trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng hạt hẹ
Qua những thông tin đưa ra ở trên, có thể thấy hạt hẹ là một vị thuốc quý. Lợi ích mà chúng đem lại với sức khỏe con người rất nhiều. Tuy nhiên khi sử dụng hạt hẹ bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Như đã chia sẻ ở trên, hạt hẹ là dược liệu cay nồng, tín ấm, thế nên những người bị nhiệt, sốt, đau mắt đỏ không nên sử dụng
- Nên dùng hẹ vào mùa đông, không dùng trong mùa hè
- Sử dụng hạt hẹ đúng liều lượng, tránh lạm dụng gây ra các tác dụng phụ như bốc hỏa, nóng trong
- Hạt hẹ là bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị, nó không thay thế các loại thuốc chữa bệnh. Đồng thời là dược liệu lành tính nên thời gian đạt kết quả hơi lâu. Khi sử dụng nó đòi hỏi bạn phải kiên trì mới thấy được kết quả. Không nên nóng vội
- Trước khi sử dụng hạt hẹ bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ
- Nếu có thể tự trồng để sử dụng hạt hẹ do chính mình làm ra thì quá tuyệt. Tuy nhiên để có lượng hạt hẹ lớn để chữa bệnh thì ít người trồng được mà phải vua. Vậy nên khi mua hạt hẹ bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để có được những hạt hẹ chất lượng.
Đây đúng là loại hạt “nhỏ mà có võ” đúng không nào? Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng mà hạt hẹ đem lại. Thảo dược thiên nhiên luôn là người bạn tốt với sức khỏe chúng ta!