Củ khúc khắc ngâm rượu chữa bệnh xương khớp hiệu quả
Củ khúc khắc (Thổ Phục Linh) được biết đến từ bài thuốc trị bệnh xương khớp, phong thấp, vảy nến… của dân tộc Mừng. Tiếng lành đồn xa, củ khúc khắc được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y và cả Tây y. Vậy củ khúc khắc là gì? Củ khúc khắc giúp chữa những bệnh nào? Cách ngâm rượu củ khúc khắc đúng chuẩn? Tìm mua củ khúc khắc ở đâu? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin về dược liệu này cho bạn, cùng theo dõi nhé!
Củ khúc khắc là gì?

Củ khúc khắc là loài thảo dược thân leo, phát triển mạnh, mọc bám vào thân các cây lớn. Có thể khi nghe “củ khúc khắc” có thể bạn chưa hình dung được đây là dược liệu nào, nhưng những cái tên như thổ phục linh, dây nâu, dây kim cang, kim cang mỡ hay củ cun… bạn sẽ biết.
Thổ phục linh thuộc nhóm cây sống lâu năm, thân nhỏ có màu nâu xám. Các lá mọc thưa, so le trên phần dây thân. Có lá thuôn dài, cũng có lá hình tim, nằm trên những chiếc cuống dài kèm tua cuốn. Từ nách lá mọc ra các cụm hoa, bao gồm cả hoa đực và hoa cái. hoa đực chỉ có cánh và nhị hoa còn hoa cái có thêm phần bầu hình trứng chứa nhụy. Quá trình thụ phấn diễn ra nhờ gió và các loài côn trùng, kết quả thu được những quả hình bầu, xanh phần cuống và đỏ hồng phần thân. Khi chín quả thổ phục linh chuyển sang màu đen, bên trong thường có từ 2 đến 4 hạt màu nâu đỏ.
Phần rễ thổ phục linh phát triển mạnh, tạo thành thân rễ củ, đây là bộ phận được thu hoạch làm thuốc. Củ khúc khắc tương tự như củ gừng nhưng lớn hơn, có nhiều cạnh, các mấu, lồi lõm không đều. Củ có màu vàng nâu hoặc nâu đất. Thời gian thích hợp để thu hoạch dược liệu là mùa hè, cũng chính là thời điểm cây ra hoa. Lúc này củ phát triển mạnh, to, chắc và chứa nhiều dưỡng chất. Khi đào về củ sẽ được loại bỏ phần rễ con, rửa sạch lớp đất cát bám vào. Có thể phơi nguyên củ nhưng cắt thành lát mỏng phơi sẽ nhanh khô hơn. Bảo quản cẩn thận, tránh để nấm mốc.
Củ khúc khắc là thảo dược mong hoang. có nhiều ở các tỉnh miền núi và trung du như Hà Giang, Lạng Sơn, Ninh Bình, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Thuận…
Củ khúc khắc có tác dụng gì?
Giá trị của củ khúc khắc trong y học cổ truyền và y học hiện đại
Chúng ta đều biết Tuệ Tĩnh – danh y nổi tiếng bậc nhất của y học nước nhà. Trong sách “Nam dược thần hiệu” của mình, ông chỉ ra rằng: thổ phục linh (củ khúc khắc) là thảo dược có vị ngọt nhẹ, lành tính rất tốt cho việc điều trị các bệnh về xương khớp, phong thấp, dạ dày hay giang mai…
Ngay cả danh y Hải Thượng Lãn Ông còn làm một bài thơ trong “Lĩnh Nam bản thảo” để nói đến công dụng của củ khúc khắc như sau:
“Thổ phục linh là củ khúc khắc
Ngọt nhạt, tính bình, chữa đắc lực
Mạnh gân, khỏe vị, thu miệng ghẻ
Đuổi phong, trừ thấp, rất có sức.”
Y học hiện đại chứng minh công dụng của dược liệu thông qua việc phân tích để tìm thành phần dưỡng chất có trong chúng. Kết quả thu được khi nghiên cứu thổ phục linh như sau:
- Nước 83,3%,
- stigmasterol, vitamin C 18mg%,
- glucid 8,9%,
- protein 2,4%,
- chất xơ 2,2%,
- tro 1,2%,
- caroten 1,6mg%,
- smilax saponin, tigogenin…
- Ngoài ra, trong củ khúc khắc còn có tanin, chất nhựa, và nhóm hoạt chất saponin steroid
Củ khúc khắc giúp trị các bệnh xương khớp

Như vậy có thể thấy củ khúc khắc chủ trị các bệnh về xương khớp, điều này hoàn toàn được Đông y tin dùng. Chính Tây y sau khi nghiên cứu cũng đồng tình như vậy. Các dưỡng chất có trong thổ phục linh rất tốt cho việc giảm đau, tiêu sưng tiêu viêm. Chúng giúp làm giảm các cơn đau, người bệnh có thể vận động, di chuyển dễ dàng hơn, không bị các cơn đau hành hạ.
Củ khúc khắc trị u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh không dễ phát hiện, nó âm thầm kéo dài và tiến triển nhanh khi trở nên ác tính. Bệnh khiến cho việc có thai trở nên khó khăn hơn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Khi sử dụng thổ phục linh để làm thuốc sẽ giúp giải độc, hoạt huyết, lợi thủy, hóa ứ… nên dễ dàng chữa bệnh.
Trị đau bụng kinh nhờ củ khúc khắc
Đau bụng kinh xảy ra trong quá trình hành kinh. Cơn đau thường xuất hiện từ ngày đầu chu kỳ, kéo dài ít nhất trong 3 ngày, nếu nặng có thể đau đến hết kinh. Các triệu chứng của bệnh như đau vùng xương chậu, đau lưng, đau thắt phần bụng dưới,… Bệnh xảy ra do sự chèn ép của các mạch máu lên niêm mạc khiến việc lưu thông, đẩy máu ra ngoài bị gián đoạn. Củ khúc khắc là vị thuốc có khả năng trục ứ, phá trệ, tán hàn, hoạt huyết nên nhanh chóng cắt đứt các cơn đau bụng ngày đèn đỏ.
Trị rôm sảy từ củ khúc khắc
Rôm sảy là bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa hè. Những hạt đỏ mọc lên ở mọi bộ phận trên cơ thể, nhiều nhất là phần lưng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Có thể dùng thuốc củ khúc khắc để thanh nhiệt, vừa dùng nước nấu để tắm. Thường xuyên áp dụng bài thuốc sau 1 tuần chắc chắn bạn sẽ không còn khó chịu vì bị rôm sảy.
Không dừng lại ở những công dụng trên, thổ phục linh còn giúp trị nhiều bệnh khác nhau như: chữa vảy nến, giang mai, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tiểu đường, giúp bổ thận, kích thích tiêu hóa…
Cách ngâm rượu củ khúc khắc (thổ phục linh)
Củ khúc khắc có thể được dùng để sắc nước uống, nấu nước tắm, nấu canh bồi bổ sức khỏe. Nhiều người thắc mắc rằng củ khúc khắc ngâm rượu có tốt không? Cách ngâm như thế nào? Vậy thì câu trả lời là có, rượu củ khúc khắc uống vào giúp bổ thận, tăng cường khí huyết, mạnh gân cốt. Dùng chúng như một loại dầu xoa bóp giúp xoa dịu các cơn đau do xương khớp hiệu quả. Chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách ngâm rượu củ khúc khắc như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu:
- Chọn 1kg củ khúc khắc to, chắc nịch, tránh chọn những củ bị hư hỏng, còn no. Nếu có củ khúc khắc tươi để ngâm thì rất tốt (ngâm luôn sau khi thu về), tuy nhiên sử dụng củ khúc khắc khô cũng tốt không kém
- 5 lít rượu trắng, nồng độ cồn khoảng 40 đến 45, không chọn loại rượu có nồng độ quá cao
- 1 bình thủy tinh có thể chứa đủ dược liệu và rượu, có vòi inox, không dùng bình nhựa vì chúng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng rượu
Các bước ngâm rượu củ khúc khắc:
- Ngâm nguyên củ thì bình rượu sẽ bắt mắt hơn nhưng không thể thu hết tinh dược có trong chúng, vậy nên dùng thổ phục linh thái lát được thực hiện nhiều hơn
- Dược liệu sau khi thái lát đem sao vàng sẽ tạo mùi thơm cho rượu
- Cho dược liệu sau khi sơ chế vào bình, đổ đầy rượu và đậy kín nắp
- Ngâm rượu trong vòng 3 tháng, thành phẩm sẽ là bình rượu khúc khắc màu đen đậm
Uống bao nhiêu rượu củ khúc khắc trong ngày?
Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 60ml rượu, tuyệt đối không dùng quá nhiều. Không uống lúc bụng đói vì gây cảm giác nôn nao, khó chịu và dễ gây đau dạ dày, tổn thương gan. Tốt nhất là uống sau bữa ăn.
Dùng một lượng vừa đủ, cho vào lòng bàn tay rồi xoa đều vào vùng xương khớp bị đau, xoa theo hình xoắn ốc, vỗ nhẹ để rượu thuốc thấm sâu.
Như vậy có thể thấy củ khúc khắc là một vị thuốc quý hỗ trợ và điều trị được nhiều bệnh đúng không nào. Tuy nhiên khi dùng thảo dược bạn cần tránh uống nước trà hay nước chè nhé, vì chúng có thể gây rụng tóc. Đối với chị em đang mang thai hoặc cho con bú muốn sử dụng thảo dược thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dùng thuốc đúng cách, đúng liều để có sức khỏe tốt hơn nhé!