Cây tơm trơng: Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc quý

0

Cây Tơm trơng vốn là những cây thân gỗ mọc hoang trong rừng. Nó chỉ thật sự được biết đến khi trở thành dược liệu chính trong bài thuốc gia truyền của ông Amakong. Cũng chính từ đây tơm trơng trở thành cái tên quen thuộc với người dân Tây Nguyên. Tiếng lành đồn xa, tơm trơng bắt đầu được nghiên cứu, thử nghiệm. Gần đây, người ta đã bổ sung tên của nó vào từ điển y học Việt Nam. Nó được mệnh danh là “sát nhân” của gout, “bạn tâm giao” của sinh lý nam. Vậy thực tế tơm trơng có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Có thật sự tốt không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cây tơm trơng trông như thế nào?

Tơm trơng là cách gọi phổ biến mà ngày nay chúng ta thường dùng. Thực tế tên của loài cây này được người M’Nông đặt cho cái tên Tom Trong Nenso. Ngoài ra, loài thảo dược này còn được biết đến với cái tên khoa học là Atao Nenso.

hình ảnh cây tơm trơng
hình ảnh cây tơm trơng

Là loài cây thân gỗ nhưng phương thức sống của tơm trơng lại dưới dạng cây thân leo, mọc thành từng bụi nhỏ. Lớp vỏ ngoài thân màu nâu đậm, xù xì. Khi ta dùng vật nhọn cứa vào thân thì có nước mủ trắng trào ra. Từ các cành, những chiếc lá bầu dục, có đầy lông tơ mọc đối xứng nhau. Khi bẻ gãy chiếc lá ta cũng thấy có lớp mủ trắng chảy ra như trong thân cây vậy. 

Người ta cho rằng, ở Việt Nam, Tây Nguyên là nơi khởi sinh, là nơi duy nhất có giống cây quý này. Không một vùng đất nào có đủ điều kiện khí hậu lẫn thổ nhưỡng phù hợp với dược liệu này. Đến nay, đây vẫn chỉ là lời đồn, chúng tôi cũng không dám khẳng định nó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, trên thực tế, tính đến thời điểm hiện tại tơm trơng chỉ được tìm thấy ở nơi đây. 

Khi trơng trưởng thành, có kích thước phù hợp người ta sẽ tiến hành thu hoạch. Mùa xuân được xem là mùa thích hợp nhất, bởi các dưỡng chất trong cây lúc này luôn tràn đầy. Lá tơm trơng cũng rất tốt, tuy nhiên giá trị hơn cả vẫn là phần rễ và thân. Nguyên liệu đem về sẽ được rửa sạch, dựng cho ráo nước. Để trơng nhanh khô người ta tiến hành thái mỏng dược liệu rồi cho ra nong, nia phơi dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Để dược liệu được bảo quản tốt và sử dụng lâu dài bạn cần chọn nơi có nhiệt độ mát mẻ, thoáng khí, tránh ẩm thấp.

Tác dụng thật sự của cây tơm trơng là gì?

Nhìn tơm trơng trông chúng như những que củi khô vậy, không ai nghĩ rằng nó thật sự có thể chữa bệnh. Thế nhưng hiệu quả mà nó đem lại sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Điều trị bệnh gout hiệu quả

Như đã đề cập ở đầu bài viết, tơm trơng chính là “sát nhân” của căn bệnh gout quái ác. Các nghiên cứu cho biết, trong tơm trơng có chứa hoạt chất Phytosterol, đây là chất có khả năng đào thải acid uric. Chính điều này làm cho tình trạng bệnh ngày càng được cải thiện, các vấn đề về xương khớp cũng được giải quyết.

Bổ thận, tráng dương, cải thiện chức năng sinh lý 

Trước khi được biết đến là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi thì tơm trơng đã nổi tiếng là vị thuốc giúp tăng cường khí huyết, bổ thận, tráng dương, sinh tinh trong bài thuốc của ông Amakong. Nam giới sau khi sử dụng sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, không còn các trở ngại về sinh lý.

Tơm trơng giúp đào thải độc tố trong cơ thể

Khi sử dụng tơm trơng, các hoạt chất có lợi trong dược liệu sẽ giúp đào thải các kim loại nặng và độc tố có chứa trong gan và thận. Quá trình này được chuyển hóa thông qua nước tiểu và hậu môn. Điều này đã thử nghiệm thực tế trên những bệnh nhân bị thận. Kết quả cho thấy sau vài ngày sử dụng bệnh nhân khỏe hơn, các độc tố trong thận được giảm bớt.

Hỗ trợ điều trị ung thư 

Ung thư có lẽ là căn bệnh quái ác đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thế nên việc phòng ngừa cũng như ngăn chặn ung thư là việc làm cần thiết đối với sức khỏe. Phytosterol là chất có khả năng thực hiện điều đó. Chúng ngăn chặn việc hình thành các tế bào ung thư cũng như kìm hãm quá trình phát triển, di căn các tế bào ung thư.

Ngoài ra, tơm trơng còn được dùng để điều trị viêm xoang, ngừa lao phổi, virus gây bệnh, giúp người già ăn ngon ngủ yên….

Thân cây tơm trơng khô
Thân cây tơm trơng khô

Cách sử dụng cây tơm trơng

Có nhiều cách sử dụng tơm trơng khác nhau nhưng có 2 cách dùng phổ biến được mọi người dùng là sắc nước và ngâm rượu. Cả hai cách này vừa dùng hiệu quả vừa thực hiện đơn giản.

Tơm trơng sắc thuốc

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 50g tơm trơng
  • 1,5 lít nước

Cách thực hiện:

  • Đem tơm trơng khô ra rửa sạch, cho vào siêu hoặc ấm
  • Cho nước vào và đun sôi
  • Sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa để các dưỡng chất trong tơm trơng tan dần trong nước. Nếu đun với ngọn lửa quá lớn, nhiệt độ cao sẽ khiến cho các chất có ích chuyển hóa hoặc mất chất
  • Rót nước ra cho nguội và dùng, mỗi ngày nên sử dụng khoảng 3 bát
  • Là dược liệu có vị khá đắng nên khi sử dụng bạn cần cố gắng thích nghi, không nên vì thấy chút khó khăn, không thích mà bỏ cuộc

Ở trên là cách nấu nước đơn giản nhất. Bạn cũng có thể kết hợp thêm các dược liệu quý tốt cho sức khỏe như cam thảo, nhân trần, bông mã đề… để cùng sắc. Đặc biệt nên dùng các loại dược liệu có vị ngọt để tính đắng trong tơm trơng. Lúc này thuốc sẽ dễ uống hơn.

Cây Tơm trơng ngâm rượu

Để có một bình rượu tơm trơng chất lượng, thơm ngon thì công đoạn chuẩn bị nguyên liệu cũng cần phải kỹ càng. Trước tiên bạn cần chuẩn bị 1kg cả rễ và thân tơm trơng. Tiếp đó là chọn loại rượu nếp nguyên chất, được nấu bằng phương pháp thủ công, lên men tự nhiên. Rượu ngon là rượu từ 40 đến 45 độ, chuẩn bị 5 lít.

  • Đem nguyên liệu rửa sạch với nước rượu pha loãng, cho ra để ráo
  • Xếp vào bình thủy tinh, thường khi ngâm rượu người ta dùng tơm trơng thân và rễ chẻ dọc rồi xếp vào bình từ trên xuống cho bắt mắt hơn.
  • Sau khi xếp xong đổ rượu từ từ vào bình rồi đậy nắp lại
  • Ngâm càng lâu rượu càng ngon, thông thường khoảng 2 tháng là bạn đã có thể dùng

Chỉ nên dùng mỗi bữa khoảng một chén nhỏ, không dùng quá nhiều rượu ngâm tơm trơng vì có thể thể gây ra viêm loét dạ dày, nóng trong, khiến cơ thể say xỉn…

Đối tượng nào nên và không nên sử dụng cây tơm trơng? 

Đối tượng nên dùng tơm trơng:

  • Người mắc bệnh gout, viêm thần kinh tọa, đau lưng mỏi gối…
  • Người bị suy thận, chức năng thận kém
  • Nam giới mắc các bệnh về sinh lý, tinh trùng yếu

Đối tượng không nên dùng tơm trơng:

Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe. tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng tơm trơng. Đặc biệt các đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không dùng, một số chất có trong dược liệu này có thể khiến bạn bị sảy thai
  • Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng
  • Không dùng bài thuốc trên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 
  • Người bị dị ứng với cây thuốc nam, nếu thật sự tình trạng sức khỏe cần vị thuốc này chữa trị thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Tơm trơng không phải vị thuốc có thể chữa lành bệnh một cách nhanh chóng. Thế nên khi dùng chúng đòi hỏi bạn phải kiên trì, nhẫn nại. Đồng thời bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh. Kết hợp tất cả các yếu tố, từ đó bạn mới có một sức khỏe tốt được.

Giờ đây chắc hẳn bạn đã nắm được những thông tin về cây tơm trơng, tác dụng cũng như cách dùng tơm trơng thế nào để đạt hiệu quả đúng không nào. Hi vọng bạn áp dụng các bài thuốc thật thành công!

Để lại một bình luận