Cây tầm gửi: Cách ngâm rượu và bài thuốc chữa bệnh rất hay

0

Từ xưa đến nay, khi nhắc tới tầm gửi người ta thường nghĩ tới loài thực vật bám vào các cây gỗ lớn, lấy chất dinh dưỡng khiến cây chậm phát triển, thời gian kéo dài có thể chết. Thế nhưng ít ai biết rằng tầm gửi lại là thảo dược quý trong Đông y. Vậy cây tầm gửi có những tác dụng nào? Đối tượng nào có thể sử dụng? Tầm gửi có thể ngâm rượu không? Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về loài cây này ngay sau đây!

Cây tầm gửi là gì?

Tên gọi của cây tầm gửi

Chắc hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên vì loài cây có rất nhiều tên gọi. Nếu người Anh gọi chúng là Misteltoe thì người Hy Lạp lại gọi là Phoradendron, dịch nghĩa có thể hiểu là “kẻ trộm cây”. Ở Việt Nam, mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có những cách gọi khác nhau. Đó có thể là cây chùm gửi, chùm gởi, liễu ký sinh hoặc dâu ký sinh…

Hình ảnh cây tầm gửi
Hình ảnh cây tầm gửi

Cây tầm gửi mọc ở đâu?

Tầm gửi không mọc lên từ mặt đất mà ký sinh vào các cây gỗ lớn, như cây mít, cây khế, cây đa, cây gạo, cây bưởi… Thế nên chúng có ở khắp mọi nơi. Hiện nay lượng cây tầm gửi đang giảm dần. Một phần vì diện tích rừng thu giảm, một phần người ta phá bỏ chúng để tránh làm hại cây trồng.

Cây tầm gửi có đặc điểm gì?

Để có thể bám trên các cành cây lớn cũng như lấy chất dinh dưỡng từ đó bắt buộc tầm gửi phải có một bộ rễ chắc khỏe. Rễ cây tầm gửi có khả năng sinh sản vô tính, hình thành nên các vòi hút thứ cấp. Cây có nhiều cành, rất giòn, có các đốt cứng căng phồng lên. Thân cây xù xì, màu nâu xám loang lổ. Lá cây có loại mọc đối xứng, có loại lại mọc thành từng cụm nhỏ, hình bầu dục hoặc lưỡi mác, rất trơn bóng. Hoa tầm gửi nhỏ, mọc thành từng chùm hay tán nhỏ mọc ra từ kẽ lá. Tùy loại mà có thể là hoa đơn tính hay lưỡng tính. Quả tầm gửi có màu vàng, mọng nước, bên ngoài còn có thể phủ một lớp chất nhầy.

Cây tầm gửi sống ký sinh trên thân cây khác
Cây tầm gửi sống ký sinh trên thân cây khác

Các loại tầm gửi

Thật ra các loại tầm gửi đều có đặc điểm như nhau, việc phân loại chúng dựa vào tên của cây mà chúng ký sinh. Bởi mỗi loại cây chủ cho ra những công dụng khác nhau:

  • Tầm gửi trên cây mít
  • Tầm gửi trên cây dâu
  • Tầm gửi trên cây bưởi
  • Tầm gửi trên cây hồng
  • Tầm gửi trên cây đa
  • Tầm gửi trên cây gạo

Bộ phận dùng và thu hoạch

Tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá cành của tầm gửi đều được dùng để chữa bệnh. Cây có thể được thu hoạch quanh năm. Mặc dù sống trên cây cao nhưng tầm gửi khá bẩn do chất mùn từ cây thân gỗ, kèm theo các loài chim đậu vào. Vậy nên sau khi đem cây về cần xử lý làm sạch. Phơi hoặc sấy khô, bảo quản rồi dùng.

Cây tầm gửi giúp chữa bệnh gì?

Tầm gửi giúp điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp

Chắc chắn ai cũng mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Thế nhưng tuổi già thì không chừa bất kỳ một ai. Qua tuổi 50 các khớp xương dần bị thoái hóa, mô sụn trở nên khô cứng gây ra sưng đỏ, đau nhức. Điều này dẫn tới việc hoạt động, sinh hoạt và làm việc trở nên khó khăn hơn. Ngoài vấn đề tuổi tác bệnh cũng có thể hình thành do chấn thương, làm việc nặng, ngồi nhiều, lười vận động… Cả y học phương Đông lẫn phương Tây đều khuyên người bệnh nên sử dụng tầm gửi để trị bệnh. Chúng chứa các chất dinh dưỡng giúp bôi trơn các mối khớp, giúp xương chắc khỏe hơn. Nhìn thân của chúng bạn cũng có thể liên tưởng đến các khớp, các chi trong thể người. 

Xem thêm:

  1. Trái tràm: thần dược trị xương khớp, dau dạ dày

  2. Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

Tầm gửi giúp điều trị bệnh ho

Bệnh ho có nhiều dạng khác nhau, ho gió, ho khan, ho có đờm… Khi mắc bệnh nhiều người sẽ dùng thuốc Tây như một giải pháp giải quyết nhanh tình trạng bệnh. Thế nhưng quá trình lạm dụng thuốc Tây nhiều lúc khiến bạn trở nên nhờn thuốc, gây ho mãn tính trị lâu ngày không khỏi. Thảo dược thiên nhiên có thể trị ho rất nhiều, trong đó không thể không nhắc tới tầm gửi cây hồng. Chúng sẽ làm dịu dần các cơn ho, sau thời gian sử dụng sẽ cắt hẳn bệnh.

Cây tầm gửi giúp an thai, lợi sữa

Trong thời gian mang thai chị em cần thận trọng, bổ sung chất dinh dưỡng cũng như giữ tinh thần thoải mái giúp thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu khi phân tích tầm gửi đã phát hiện ra rằng đây là dược liệu giúp tăng cường lượng sữa có trong mẹ, an thai cho con rất tốt. Vậy nên các bà bầu không nên bỏ quả dược liệu tốt như này nhé!

Cây tầm gửi giúp hạ huyết áp

Cây tầm gửi giúp hạ huyết áp
Cây tầm gửi giúp hạ huyết áp

Nhiều người có tâm lý chủ quan khi cơ thể xuất hiện tình trạng cao huyết áp mà không biết rằng chúng là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh khác nhau. Việc máu lưu thông nhanh, cường độ, lượng axit uric trong máu cao có thể gây ra tai biến, đột quỵ, nặng có thể tử vong. Chính vì điều đó mà khi phát hiện bệnh bạn cần sớm điều trị. Dùng cây tầm gửi sắc nước uống hằng ngày sẽ giúp bình ổn máu, huyết áp trở về trạng thái bão hòa.

Cách ngâm rượu tầm gửi thơm ngon tại nhà

Có nhiều cách sử dụng tầm gửi để trị bệnh, chẳng hạn như sắc nước, tán bột để dùng. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho bạn cách ngâm rượu tầm gửi tại nhà ngon như ở tiệm.

Các bước ngâm rượu tầm gửi

  • Chuẩn bị 1kg tầm gửi (bao gồm các bộ phận, có thể tươi hoặc khô, cách ngâm như nhau)
  • Chọn loại rượu trắng nấu từ gạo trắng hoặc gạo nếp, có nồng độ từ 42 đến 45. Rượu này vừa thơm ngon lại an toàn, không dùng các loại rượu công nghiệp
  • Đem sơ chế làm sạch dược liệu
  • Xếp phần lá xuống dưới cùng, đè lên trên là phần rễ, phần thân chẻ dọc, xếp dựng đứng trên xuống. Làm như vậy lá cây vừa không bị nổi bồng bềnh mà nhìn bình rượu trông cũng đẹp và bắt mắt hơn.
  • Đổ từ từ 5 lít rượu cho tới khi hết, đóng kín nắp
  • Rượu tầm gửi phải ngâm trên 1 tháng mới có thể đem dùng

Để tăng thêm mùi vị của rượu cũng như tác dụng chữa bệnh bạn có thể kết hợp thêm một số dược liệu khác như đỗ trọng, thục địa, đương quy, …

Cách sử dụng rượu tầm gửi chữa bệnh

Bất cứ bài thuốc ngâm rượu nào bạn cũng nhận được lời khuyên dùng đúng liều lượng, rượu tầm gửi cũng không ngoại lệ. Nhiều khi vì tiếp đãi bạn bè, dùng trong các cuộc vui mà các quý ông thường quên mất đây là thuốc chữa bệnh, dùng quá nhiều thì không tốt chút nào. Trái lại có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Vậy nên mỗi ngày chỉ dùng 400ml, chia đều thành 2 phần uống sau bữa ăn.

Rượu tầm gửi dùng được cho đối tượng nào?

Tầm gửi là dược liệu lành tính, an toàn. Chính vì thế mà rượu tầm gửi cũng được dùng cho nhiều đối tượng khác nhau:

  • Người mắc các bệnh xương khớp, viêm vai gáy, đốt sống lưng, đốt sống cổ…
  • Người mắc bệnh cao huyết áp, thần kinh
  • Phụ nữ có thai và cho con bú đều có thể dùng
  • Rượu còn giúp bổ thận, tráng dương, chữa di tinh, mộng tin

Cần lưu ý điều gì khi dùng tầm gửi

Tầm gửi hoàn toàn vô hại, nó an toàn, lành tính và chữa bệnh tốt. Thế nhưng khi chúng ký sinh trên các cây có độc, hút chất dinh dưỡng từ các cây này thì nghiễm nhiên chúng có hại. Một số cây như lim, thông thiên, trúc nào… lượng độc tính lớn. Vậy nên bạn cần cẩn trọng.

Khi mua tầm gửi thành phẩm bạn sẽ không thể biết nó thuộc loại nào, có ký sinh cây độc không. Thê nên điều bạn cần làm là tìm mua dược liệu ở cơ sở uy tín. Vừa đảm bảo chất lượng mà không lo về giá.

Mong rằng các thông tin về cây tầm gửi mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thảo dược này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe, hạnh phúc!

Để lại một bình luận