Cây mía dò chữa bệnh sỏi thận, xơ gan cực hiệu quả
Chắc hẳn khi nghe tới cây mía dò nhiều người sẽ phân vân không biết đây có phải là loại mía được ép nước mình thường dùng không. Thực tế thì không phải nhé! Mía dò là loại thảo dược quý trong Đông y rất tốt trong việc điều trị sỏi thận và xơ gan. Vậy mía dò là cây gì? Có đặc điểm ra sao? Tác dụng chữa bệnh như thế nào? Nếu cũng đang tìm hiểu về dược liệu này thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây, hãy cũng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về cây mía dò
Nguồn gốc cây mía dò
Mía dò là loại cây ưa ẩm, thích ánh sáng, không chịu được bóng râm. Chúng có nguồn gốc châu Á nhiệt đới. Chúng được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào và cả Việt Nam…
Mía dò phân bố ở đâu trên đất nước ta?
Ở Việt Nam mía dò xuất hiện ở khu vực đồi núi và trung du, ít khi tìm được ở đồng bằng. Đây là loài cây mọc hoang, có nhiều ở ven sông, suối, kênh rạch… Gần như các tỉnh thành đều có sự xuất hiện của thảo dược này. Tuy nhiên, Khu vực miền núi Tây Bắc là nơi có nhiều hơn cả. Vốn là loài cây mọc hoang nhưng vì tác dụng thần kỳ của mình mà ngày nay người ta đã tiến hành trồng chúng.
Cách nhận biết cây mía dò trong tự nhiên
Mía dò là thực vật thân mềm, mọc hướng theo ánh mặt trời. Phần thân rễ khá to, mọc bò ngang trên mặt đất, chúng có thể phát triển thành củ. Củ dài, có mùi thơm nhè nhẹ, đây cũng chính là bộ phận dùng để làm thuốc đắt giá của cây mía dò. Phần thân non của cây có nhiều vảy và lông tơ bao quanh.
Lá mía dò thuôn dài, mọc hình xoắn ốc từ gốc cho tới ngọn. Mặt trên nhẵn, mượt còn mặt dưới của lá lại được phủ một lớp lông mịn. Khi lá còn non chúng mang trên mình màu xanh lục rõ nét, nhưng màu sắc này sẽ chuyển sang trắng hoặc đỏ sẫm lúc già đi.
Ở trên ngọn thân, những bông hoa mía dò màu trắng không có cuống nở ra. Cụm hoa mọc sát nhau, được bọc bởi các lá bắc màu đỏ. Thời gian ra hoa của giống cây này thường rơi vào mùa hè.
Bộ phận dùng để làm thuốc
Thân, búp non và củ là ba bộ phận thường được sử dụng để bào chế làm thuốc trong Đông y. Ngoài ra những chiếc lá non của cây còn được dùng để ăn rau sống hoặc kẹp với bánh xèo rất ngon.
Bảo quản mía dò như thế nào?
Mía dò sau khi được thu hoạch về sẽ được tiến hành cắt bỏ phần rễ con. Sau đó đem đi rửa để loại bỏ đất và bụi bẩn. Cắt thành các khúc ngắn, đem phơi nắng hoặc sấy khô để dùng dần. Cho nguyên liệu sau sơ chế vào bao hoặc hộp kín để dùng.
Tác dụng chữa bệnh của cây mía dò
Cây mía dò có những thành phần hóa học nào?
Trong cây mía dò có rất nhiều dưỡng chất có lợi, có thể kể đến là:
- Saponin Steroid
- Diosgenin
- Tigogenin
- Khoảng 70% là nước
- albuminoid chiếm 6,75%
- 66,65% carbohydrat
- 10,65% xơ
- 9,70% tro
- …
Điều trị sỏi thận nhờ cây mía dò
Mía dò là loại dược liệu có chứa nhiều nước, lượng nước ở cây mía tươi có thể lên tới 87%, vậy nên chúng rất tốt cho việc lợi tiểu. Đồng thời các chất khác trong cây mía dò lại có thể bào mòn, phân tán tinh thể rắn của sỏi thành các mảnh nhỏ, mịn dễ dàng hòa vào nước tiểu. Chính điều này là cơ hội để sỏi đi ra ngoài cũng nước tiểu. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần thì sỏi trong cơ thể sẽ được đẩy hết ra ngoài một cách nhanh chóng. Chỉ cần dùng mía dò pha uống như nước trà hằng ngày thì chắc chắn rằng trong thời gian ngắn bạn sẽ không còn sỏi. Thế nhưng cây mía dò chỉ có thể giúp bạn khi sỏi còn bé, nếu sỏi quá lớn thì chúng không đủ khả năng để loại bỏ, thời gian loại bỏ chậm nên sỏi sẽ làm bạn bị tổn thương. Lời khuyên chân thành lúc này là bạn nên đến bệnh viện để được tiến hành phẫu thuật gắp sỏi, ngoài ra còn rất nhiều cây thuốc chữa sỏi thận khác bạn nên tham khảo trên website này
Xem thêm:
-
Cây cối xay điều trị bệnh xương khớp, bệnh trĩ, bí tiểu, sỏi thận
-
Chuối hột rừng ngâm rượu điều trị sỏi thận, giảm đau nhức xương khớp
Cây mía dò giúp trị xơ gan
Xơ gan là một dạng bệnh lý, bệnh xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân: do virus, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống không không lành mạnh, sạch sẽ, người bị béo phì, hút thuốc lá… Trước những tác động của các yếu tố này khiến gan bị tổn thương. các chức năng dần suy giảm. Nếu không sớm điều trị có thể kéo thêm nhiều bệnh khác nguy hiểm hơn. Các dưỡng chất có trong cây mía giò sẽ giúp có các tế bào gan được ổn định hơn, loại bỏ và chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng dược liệu thường xuyên sẽ cho bạn một lá gan khỏe mạnh, vận hành êm ái hơn.
Mía dò hỗ trợ điều trị bệnh gout
Những cơn đau xương khớp, tê bì chân tay do bệnh gout gây ra khiến người bệnh di chuyển, đi lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhờ đặc tính tiêu viêm, giảm đau và khả năng bôi trơn, làm mềm giữa các mối khớp giúp người bệnh giảm bớt tình trạng đau nhức.
Một số bài thuốc trị bệnh hay từ cây mía dò
Bài thuốc điều trị sỏi thận từ cây mía dò
- Dùng 15g mía dò khô, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn trong quá trình phơi
- Cho dược liệu vào ấm và sắc cùng 1 lít nước
- Đun nước sôi thì hạ lửa nhỏ cho đến khi nước trong ấm còn một nửa
- Chia thuốc thành 2 phần, uống trong ngày
- Áp dụng bài thuốc này thường xuyên, đúng liều lượng thì chỉ sau 1 tuần chắc chắn sỏi của bạn sẽ được đánh bay
Để chắc chắn rằng mình đã khỏi bệnh bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám một lần nữa. Không nên quá chủ quan nhé!
Bài thuốc điều trị xơ gan
So với bài thuốc điều trị sỏi thận thì bài thuốc điều trị xơ gan cần nhiều nguyên liệu hơn.
- Lá mía dò khô (10g)
- Râu ngô (10g)
- Lá mã đề (10g)
- Rễ cỏ tranh (10g)
Đem tất cả các nguyên liệu vào chậu nước lớn rồi rửa sạch. Cho vào siêu đất, đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi. Đun cho tới khi nước thuốc còn lại 500ml là được. Chia thuốc thành 2 phần, uống sau mỗi bữa ăn để tăng hiệu quả.
Bài thuốc trị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt nhờ cây mía dò
Cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tự ti là tình trạng chung của người bệnh khi cơ thể bị mề đay, mụn nhọt. Để loại bỏ chúng bạn có thể dùng cây mía dò để làm thuốc. Bạn có thể dùng 120g thân và lá mía dò, đun với một nồi lớn nước, tạo thành hỗn hợp thuốc cốt. Tắm sạch cơ thể trước, sau đó ngâm mình trong nước thuốc vừa thu được (khoảng 15 phút). Tắm lại bằng nước lã, không nên kì cọ nhiều, chỉ dội qua để thuốc ngấm vào vết thương dễ dàng hơn. Dùng khăn tắm lau nhẹ là được.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây mía dò làm thuốc
- Cây mía dò nếu sử dụng đúng cách sẽ là vị thuốc đại bổ giúp an thai. Thế nhưng để chắc chắn liều lượng và tình trạng sức khỏe của bạn có thể dùng dược liệu thì trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ
- Khi dùng cây mía dò bạn cần tránh kết hợp với các loại sau: rau muống, đồ uống có ga, mắm tôm, mắm tép.
- Người yếu sinh lý không nên sử dụng
- Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, không tự ý nâng cao liều để nhanh chóng khỏi bệnh. Không những không giúp bệnh thuyên giảm mà còn gây ra tác dụng ngược. Một số biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng… Nếu không may rơi vào trường hợp này bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều địa chỉ, cơ sở bán cây mía dò. Bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín, có tên tuổi để mua được sản phẩm tốt. Chúc bạn áp dụng thành công bài thuốc từ cây mía dò để có sức khỏe tốt hơn nhé!