Cây Mật Nhân: Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc quý

0

Cái tên “mật nhân” có lẽ còn quá lạ tai với nhiều người. Nhưng thật ra đây lại là vị thuốc có lịch sử lâu đời trong bảng vàng danh sách dược liệu Đông y. Thậm chí chúng còn được phong cho những danh hiệu như thần dược, tiên dược,  trị bách bệnh… Vậy thực tế loài thảo dược này có thật sự tốt như vậy không? Công dụng thật sự của chúng là gì? Có thể tìm mua mật nhân ở đâu? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hình ảnh cây mật nhân
Hình ảnh cây mật nhân

Giới thiệu chung về cây mật nhân

Cây Mật nhân là loài cây thân gỗ, thích sống ở môi trường ẩm ướt, núp dưới bóng của các cây lớn. Chính điều này khiến cho chúng có thân hình khá mảnh khảnh, cành lá cũng rất nhỏ. Thế nhưng chúng lại khá cao, chiều cao trung bình của mỗi cây mật nhân rơi vào khoảng 15m. Lúc còn nhỏ nếu không để ý nhiều người sẽ nhầm lẫn đây là cây dương xỉ. Lá mật nhân mọc đối xứng rất đều với nhau, hai mặt lá có màu khác nhau. Màu xanh nằm ở mặt trên, còn mặt dưới lại phủ một lớp trắng. Điểm thú vị ở loài cây này chính là hoa của chúng. Những bông hoa phủ đầy lông, màu đỏ sẫm, mọc thành từng chùm. Những cánh hoa nhỏ xinh và mềm mại. Thú vị ở đây vì chúng là hoa lưỡng tính. Thế nên mỗi cây sẽ độc hoa đực hoặc độc hoa cái mà thôi. Quả mật nhân trông như những quả trứng thu nhỏ, cứng. Lúc còn non quả có màu nâu vàng, khi chín lại chuyển sang màu nâu đỏ. Mặc dù thân nhỏ nhưng loài cây này lại có bộ rễ cực khủng, nặng tới vài chục kg. Chúng có màu trắng hoặc vàng ngà. Các bộ phận của mật nhân đều có thể chữa bệnh, thế nhưng rễ (củ) mật nhân là bộ phận chứa nhiều tinh dược nhất, được dùng trong các bài thuốc nhất.

Mật nhân sống thành bụi, mọc hoang ở các đồi núi. Đông Nam Á được xem là nơi có nhiều loại cây này. Ở nước ta, chúng có nhiều ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ.

Mật nhân được thu hoạch quanh năm để dùng, hai bộ phận được thu hái nhiều nhất là rễ và lá. Rễ đem về, rửa sạch, thái lát, phơi khô sao vàng rồi bảo quản để dùng. Còn lá có thể dùng ở cả dạng tươi và dạng khô. 

Cây mật nhân có thể dùng hầu hết các bộ phận để chữa bệnh
Cây mật nhân có thể dùng hầu hết các bộ phận để chữa bệnh

Những tác dụng tuyệt vời của mật nhân

Tăng cường sinh lực phái mạnh

Bản lĩnh người đàn ông không chỉ được thể hiện trong công việc và cuộc sống mà họ còn muốn thể hiện điều đó ngay cả “trên giường”. Chuyện phòng the là một trong những mấu chốt quyết định lớn đến tình yêu và hôn nhân của bạn. Thực tế thì không ít nam giới rơi vào rắc rối khi cậu nhỏ của mình có vấn đề. Nếu đang lo lắng không biết nên sử dụng loại thuốc nào thì lời khuyên của chúng tôi là bạn nên chọn mật nhân. Dược liệu này giúp sản xuất các hooc môn giới tính nam tự nhiên. Kích thích quan hệ, thời gian quan hệ được kéo dài. Các chất quasinoide, tritecpenoit, alcaloiit,… có trong mật nhân giúp bạn ngăn chặn quá trình xuất tinh sớm, bổ sung dưỡng chất cho tinh trùng khỏe mạnh. 

Xem thêm: Sâm xuyên đá có tác dụng tăng cường sinh lý

Điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ

Những cơn đau bụng kinh có lẽ là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ, thậm chí người ta còn tưởng chừng mình chết đi vì những cơn đau này. Sử dụng thuốc tây các cơn đau này sẽ được giảm nhanh, tuy nhiên chúng lại gây ra tác dụng phụ không hề tốt cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới việc sinh sản. Dược liệu tự nhiên như mật nhân có thể giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm các cơn đau khi hành kinh. Nếu kinh nguyệt không đều cũng được điều hòa và hoạt động ổn định trở lại.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Một tác dụng không thể không kể tới của mật nhân là khả năng ngăn chặn, làm chậm quá trình hấp thụ lượng đường từ ruột vào máu. Đây còn là dược liệu giúp sản xuất insulin, một hoạt chất giúp quá trình chuyển hóa các chất có trong cơ thể tốt hơn.

Giúp giảm căng thẳng, bảo vệ gan

Anxiolytic có trong mật nhân giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, cơ thể trở nên thoải mái, thư giãn hơn rất nhiều. Các hoạt chất có trong dược liệu cũng giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, mật nhân còn giúp chữa được rất nhiều bệnh. Ví dụ như điều trị đau lưng, người bị suy nhược, chán ăn, mệt mỏi, trị chướng bụng, khó tiêu,…

Cách dùng cây mật nhân để chữa bệnh

Có nhiều cách sử dụng mật nhân để trị bệnh khác nhau, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cho bạn 3 cách dùng phổ biến, đơn giản nhất.

Tán bột, luyện viên để uống

Dùng 500g mật nhân tán thành bột nhỏ, cho vào một ít nước lọc hoặc mật ong trộn đều thành dạng sệt. Vò thành viên nhỏ cho dễ uống, mỗi viên tầm 6g. Sau một tuần thì tăng lên mỗi viên 10g, duy trì như vậy cho tới khi thuốc phát huy tác dụng. Uống đều đặn sau mỗi bữa ăn.

Mật nhân ngâm rượu

  • Mật nhân đem rửa sạch, để cho ráo nước
  • Đem mật nhân xếp vào bình rồi đổ rượu vào
  • Ngâm rượu với tỷ lệ 40g mật nhân với 1 lít rượu
  • Rượu ngâm trong khoảng 20 ngày là có thể lấy ra uống
  • Mỗi ngày dùng từ 20 đến 40ml rượu, sau mỗi bữa ăn

Có thể ngâm chung mật nhân với chuối hột rừng hoặc atiso để giảm bớt chất đắng có trong mật nhân, rượu sẽ dễ uống hơn.

Cây Mật nhân đem nấu cao

Mật nhân cắt lát, đem sấy khô rồi tán thành bột mịn. Cho một lượng mật ong vừa đủ vào bột rồi khuấy đều tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Đem hỗn hợp nấu ở mức 55 độ C. Sau khi được cho xuống bếp, để nguội rồi cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày nên sử dụng khoảng 1 muỗng cà phê cao mật là được.

Cây Mật nhân pha nước uống

Đây là một cách dùng như kiểu thay thế việc uống trà hằng ngày. Với những người không thể uống rượu hoặc không thích ngọt của mật ong thì đây có lẽ là lựa chọn thích hợp nhất. Đem một ít mật nhân chẻ nhỏ, cho vào ấm trà. Dùng nước ở nóng 85 độ C (không dùng nước quá nóng). Hãm chúng trong vòng 15 phút cho các dưỡng chất có trong mật nhân tan đều trong nước rồi dùng. Mỗi ngày dùng khoảng 15g mật nhân là đủ, bạn không nên vứt bỏ rễ dược liệu sau lần pha đầu tiên. Mỗi lần như vậy ta có thể dùng được 3 nước, đủ dùng cho 3 buổi trong ngày. Không nên lãng phí nhé!

Cần lưu ý điều gì khi dùng Cây mật nhân?

Mật nhân là thảo dược tốt, chữa nhiều bệnh, tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng có thể dùng được nó. Đặc biệt là các đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không dùng
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 9 tuổi. Đây là độ tuổi còn quá nhỏ, dược tính có trong mật nhân cao hơn sức chịu của trẻ
  • Người mắc các bệnh về tim mạch, dạ dày…
  • Những người gặp vấn đề về chức năng nội tạng
  • Người hay bị dị ứng, mẫn cảm

Trong quá trình sử dụng mật nhân bạn có thể rơi vào trạng thái buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, hạ đường huyết, ngứa ngáy. Đây là một số tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Nếu vậy hãy ngừng ngay việc sử dụng thuốc và tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, muốn sử dụng mật nhân nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ.

Các dược liệu từ thiên nhiên đa phần là lành tính và an toàn, mật nhân cũng là một trong số đó. Tuy nhiên quá trình chế biến và sử dụng cũng cần sự khéo léo từ người dùng. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ áp dụng thành công các bài thuốc từ loại thảo dược đắt giá này để có sức khỏe tốt hơn!

Để lại một bình luận