Cây mắt mèo: Tác dụng & bài thuốc chữa nhiều bệnh

0

Cây mắt mèo là loài cây dại, thân gỗ, mọc thành từng bụi lớn. Nhiều người trồng cây để làm bờ rào, cũng có người thu hoạch chúng làm củi. Thế nhưng ít ai biết được đây lại là một vị thuốc quý rất tốt cho việc chữa bệnh. Vậy cây mắt mèo là gì? Bộ phận nào của cây được dùng để chữa bệnh? Tác dụng thật sự của nó là gì? Mọi thông tin về dược liệu này sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Cây mắt mèo
Cây mắt mèo

Giới thiệu về cây mắt mèo

Tên gọi khác của cây mắt mèo

Có nhiều gọi khác nhau cùng chỉ đến loài cây này: cây móc mèo, vuốt hùm, trần sa lực, đậu mèo rừng, đậu ngứa, móc diều, điệp mắt mèo

Cây có pháp danh khoa học là Mimosa Pigra, họ nhà Đậu.

Đặc điểm cây móc mèo

Cây móc mèo không phải là loại gỗ lớn, đường kính của thân chỉ tầm 2cm, cao từ 1 tới 2m. Từ thân phân ra nhiều nhánh nhỏ, nhiều gai cứng, nhọn. Tuổi thọ trung bình của mỗi cây mắt mèo là 5 năm, chúng già rồi chết đi. Tuy nhiên, bụi cây vẫn tiếp tục được duy trì do các cây non từ gốc sẽ mọc lên. Lá cây mắt mèo giống với cây trinh nữ, thuộc loại lá chét lông chim, mọc đối xứng nhau, tuy nhiên chúng có kích thước lớn hơn. Ở trên các nách lá, có từ 1 đến 2 chùm hoa mọc ra, màu trắng, pha chút vàng ở ngoài mép cánh. Hoa thường ra vào tháng 6 nhưng tới tháng 11 cây mới bắt đầu cho quả. Quả mắt mèo thuộc dạng nang, có các lông cứng bên ngoài, khi còn non có màu xanh, già lại có màu nâu. Bên trong quả chia thành nhiều ngăn, giữa các ngăn chứa hạt.

Bộ phận được dùng để chữa bệnh

Hạt chính là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Người ta sẽ thu hoạch quả móc mèo, phơi khô rồi đập lấy hạt bên trong. Hạt sẽ tiếp tục được phơi khô để bảo quản.

Cây điệp mắt mèo thường mọc ở đâu?

Mắt mèo là loài cây có khả năng thích nghi với nhiều kiểu môi trường, khí hậu khác nhau. Chúng có thể sống nơi đất cằn sỏi đá, nơi ngập nước, kể cả ở những nơi đầy nắng và cát như ngoài biển. Ta có thể thấy chúng xuất hiện ở những vùng đất trống, đồi núi, ven biển… 

Nơi phân bố cây vuốt hùm

Cây móc mèo có ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta cây có có nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Côn Đảo, Phú Yên, Sơn La…

Hoa và nụ cây mắt mèo
Hoa và nụ cây mắt mèo

Cây mắt mèo có tác dụng gì?

Các dưỡng chất có trong hạt móc mèo

Sở dĩ hạt móc mèo có thể chữa bệnh nhờ vào các dưỡng chất có trong nó, bao gồm:

  • 37,795% tinh bột
  • 23,92% dầu béo
  • 18,2% chất đạm không tan
  • 3,412% chất đạm tan được  
  • 5,452% đường
  • 4,521% muối vô cơ
  • 1,888% nhựa đắng

Ngoài ra, trong hạt của thảo dược này có chứa chất Levodopa có thể chữa được chứng rung tay, cùng một số axit amin monosin.

Cây mắt mèo điều trị các bệnh về xương khớp

Bệnh xương khớp có nhiều nguyên nhân, có thể do lớn tuổi, bị béo phì, lười vận động, bị chấn thương, làm việc nặng… Một khi các khớp bị tổn thương sẽ dẫn tới đau nhức, đi lại khó khăn. Thuốc tây cũng có thể trị bệnh tuy nhiên chúng chỉ giúp bạn giảm các cơn đau tạm thời, không trị dứt điểm. Hơn nữa nếu dùng quá nhiều thuốc Tây có thể gây ra các tác dụng phụ, dùng thuốc lâu ngày bị nhờn và không còn tác dụng. Áp dụng bài thuốc từ cây vuốt hùm có thể giúp bạn trị bệnh an toàn, hiệu quả cao. Chất caesalpinia minax hance có trong hạt có khả năng tiêu viêm, giảm đau. Etanol giúp hạ đường huyết, ngăn chặn acid uric trong máu tăng cao. Để có một cơ thể khỏe mạnh, thuận tiện sinh hoạt và vận động thì bạn đừng bỏ qua hạt móc mèo.

Xem thêm:

  1. Ngũ gia bì: Tác dụng, cách dùng và bài thuốc chữa xương khớp

  2. Sâm đương quy tăng cường sinh lý, chữa xương khớp, làm đẹp da

Cây vuốt hùm giúp trị thận hư, thận yếu

Cùng với gan, thận là bộ phận quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất độc hại. Vậy nên một khi chúng bị tổn thương, suy giảm chức năng sẽ gây ra các tác động không tốt với sức khỏe. Mắt mèo được biết đến là thảo dược có tính đào thải tốt, giúp quá trình lọc thận diễn ra thuận lợi hơn, tránh hư thận và các bệnh liên quan.

Cây móc mèo giúp điều trị bướu cổ

Bệnh bướu cổ do rối loạn hoạt động ở tuyến giáp. Khi bướu còn nhỏ không có gì đáng ngại, thế nhưng chúng sẽ lớn dần, gây đau, chèn ép thanh quản khiến người bệnh khó thở. Hơn thế chúng còn gây mất thẩm mỹ, tạo cảm giác vướng víu, khó chịu cho người bệnh. Lời khuyên của các thầy thuốc Đông y hay bác sĩ Tây y khi mắc bệnh này là hãy sử dụng hạt móc mèo. 

Hạt móc mèo còn có thể hỗ trợ trong việc điều trị viêm gan B, viêm xoang, đầy hơi, khó tiêu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau răng, rắn cắn…

Cách sử dụng hạt móc mèo làm thuốc

Móc mèo có nhiều tác dụng chữa bệnh, vậy cách dùng nó như thế nào là điều khiến nhiều người tò mò. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho bạn hai cách dùng hạt móc mèo làm thuốc được áp dụng nhiều nhất, hiệu quả nhất:

Dùng hạt móc mèo tán bột

  • Chuẩn bị 3 hạt móc mèo, đem rang hoặc có thể nướng
  • Tách phần vỏ, lấy ruột tán nhuyễn
  • Chia bột thành hai phần, pha với nước ấm cho dễ uống

Dùng hạt móc mèo ngâm rượu

  • Để ngâm rượu ta nên chọn loại hạt khô, vì chúng được ánh nắng mặt trời loại bỏ đi các độc tố có hại
  • Dùng 100g hạt móc mèo, rửa sạch, sao vàng
  • Có thể đập dẹt hạt để các dưỡng chất dễ tan trong rượu hơn. Tuy nhiên không làm vỡ vụn hạt, tạo ra các mảnh vỡ của vỏ khiến khi uống có thể mắc phải.
  • Cho dược liệu vào bình, đổ vào 2 lít rượu trắng
  • Đậy kín nắp và ngâm trong 1 tháng

Mỗi ngày dùng không quá 500ml rượu, uống sau bữa ăn để thuốc có thể phát huy tốt tác dụng của mình.

Dùng hạt vuốt hùm sắc nước

  • Dùng 10g hạt móc mèo, rửa sạch
  • Đun sôi 1 lít nước, khi nước sôi thì cho hạt móc mèo vào
  • Hãm thuốc trong vòng 1 tiếng thì chắt lấy nước uống

Các cách sử dụng mà chúng tôi giới thiệu cho bạn là cách dùng chung. Thực tế thì mỗi loại bệnh sẽ dùng với liều lượng khác nhau. Vậy nên bạn cần đến các cơ sở Đông y uy tín để bốc thuốc, dùng thuốc theo hướng dẫn.

Những điều cần lưu ý khi dùng hạt móc mèo

Cây móc mèo chỉ trở nên quý giá và có lợi khi được sử dụng đúng cách, đúng đối tượng. Nếu dùng sai sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Nhẹ thì bị chóng mặt, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa. Nặng ó thể gây suy thận, xuất huyết, thổ huyết, thậm chí là tử vong. Vậy nên bạn cần hết sức cẩn thận. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường việc đầu tiên là ngưng dừng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Trong hạt mắt mèo có chứa một lượng nhỏ độc tố, vậy nên phụ nữ có thai, đang cho con bú, người suy nhược không nên dùng. Hoặc nếu bạn đang dùng thuốc Tây điều trị bệnh khác thì nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ.

Nhiều người có tâm lý “của đắt là của tốt”, tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào từng trường hợp. Trên thị trường những nơi bán thuốc Nam rất nhiều. Thế nên bạn cần tìm mua dược liệu tại các địa chỉ uy tín, vừa đảm bảo chất lượng mà không lo về giá. Hơn thế ở đây bạn được kê đơn rõ ràng để đảm bảo an toàn. 

Ở trên là toàn bộ thông tin về cây mắt mèo, tác dụng của hạt móc mèo mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Hy vọng chúng hữu ích đối với bạn. Đừng quên chia sẻ những thông tin hay này với mọi người nhé!

Để lại một bình luận