Cây lá gai có tác dụng an thai, chữa đau xương khớp hiệu quả
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần được ăn món bánh lá gai. Đó là sự hòa quyện giữa bột nếp, nhân đậu xanh, vị ngọt của đường cùng vị thơm của lá gai hòa quyện vào nhau. Chiếc bánh có màu đen sóng sánh của lá gai hấp dẫn bất cứ thượng khách nào. Ngoài việc tô điểm, tạo hương thì lá gai còn là một vị thuốc quý cho sức khỏe của chúng ta. Vậy lá gai là gì? Lá gai có tác dụng gì? Cách dùng lá gai như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi dùng thảo dược này? Cùng tìm hiểu lá gai qua bài viết dưới đây nhé!
Cách nhận biết cây lá gai trong tự nhiên
Lá gai là bộ phận trên loài cây cùng tên, chúng còn có nhiều tên gọi khác nữa, chẳng hạn như cây trầm ma, trữ ma, gai tía, gai bìm bịp, cây kế…
Cây lá gai là loại thực vật sống lâu năm, tuổi thọ của chúng có thể đạt tới con số 9. Thân cây vừa phải, không quá lớn, mỗi cây lá gai thường cao khoảng 1,5m. Cây có nhiều cành phân ra từ gốc thân chính. Những chiếc lá hình tim mọc so le với thân, kích thước lớn, có thể to hơn bàn tay người trưởng thành. Mặt trên của lá có màu xanh lục còn mặt dưới lại có màu bạc do được phủ bởi một lớp lông trắng mịn. Bề mặt lá có các đường gân nổi lên rõ rệt, hai bên mép lá có các răng cưa nhỏ, đều nhau. Ở các kẽ lá những chùm hoa gai mọc ra, màu trắng xanh, có lông phủ xung quanh.

Lá và rễ là hai bộ phận được dùng để làm thuốc, chúng có thể được thu hái quanh năm nhưng thu – đông là khoảng thời gian thích hợp nhất. Bởi đây là thời điểm rễ và lá phát triển mạnh, có nhiều dưỡng chất có lợi nhất.
Sau khi thu hoạch dược liệu về cần bỏ riêng phần lá và phần rễ. Lý do là vì rễ nằm sâu trong lòng đất, bám nhiều chất bẩn hơn so với lá, bên cạnh đó rễ cứng, lá mềm nên khi sơ chế cùng nhau sẽ khó hơn. Bạn cần loại bỏ rễ nhỏ, lấy phần rễ lớn rửa sạch, có thể để nguyên hoặc thái lát. Đem cả lá và rễ phơi khô để dùng được lâu. Nếu muốn bạn hoàn toàn có thể dùng lá gai ở dạng tươi.
Ấn Độ được xem là quốc gia bắt nguồn của loài cây này, theo thời gian chúng di cư tới nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan… trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc hoang nhiều ở các khu vực đồi núi. Tuy nhiên khi biết giá trị của cây người ta đã tiến hành trồng để thu hoạch dược liệu. Cây lá gai có thể trồng bằng gốc hoặc tiến hành giâm cành. Cây phát triển nhanh, sớm có thể cho thu hoạch.
Cây Lá gai có tác dụng gì?
Thành phần hóa học có trong lá gai
Trước khi đi vào tìm hiểu công dụng mà lá gai đem tới cho sức khỏe thì chúng ta hãy tìm hiểu xem thảo dược này có những dưỡng chất nào mà lại được Đông y coi trọng như vậy.
Theo y học cổ truyền lá gai có vị ngọt, tính hàn, hoàn toàn không độc. Thế nên khi đi vào cơ thể rất tốt cho kinh tâm, kinh can và cả bàng quang. Vậy nên các bài thuốc Nam dùng chúng giúp trị các bệnh xương khớp, an thai, lợi sữa, lợi tiểu…
Với những thông tin tích cực của lá gai, y học hiện đại đã tiến hành lấy mẫu, phân tích dược liệu. Kết quả trong cây lá gai có hàng loạt chất dinh dưỡng:
- Chất béo, protein, vitamin K, carbohydrates, biotin, chất xơ, chlorine, mangan, kẽm, selenium, đồng, thiamine,…
- Ngoài các chất trên người ta còn thấy lá gai có chứa Axit chlorogenic, chất này giúp tiêu diệt nấm đồng thời làm ức chế vi trùng hiệu quả
- Chúng ta luôn biết vitamin E, một loại vitamin giúp chống oxy hóa hiệu quả. Nhưng bạn biết không, trong cây lá gai lại có chứa Chlorogenic acid, chúng có khả năng chống oxy hóa gấp 10 lần vitamin E.
- …
Chung quy lại, cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận đây là loại thảo dược chứa nhiều chất dinh dưỡng, thật sự rất tốt cho sức khỏe. Vậy với các thành phần trên lá gai chuyên trị những bệnh nào?
Lá gai có tác dụng an thai
Mang thai trải qua một thời gian dài, cha mẹ nào cũng mong muốn chào đón một thiên thần bụ bẫm, khỏe mạnh và đáng yêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể khỏe mạnh suốt cả quá trình, nhiều lúc có thể bị xuất hiện động thai, xuất huyết, đau bụng… Tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Vậy nên việc dưỡng thai là hết sức quan trọng. Việc hạn chế các loại thuốc hóa học luôn là lời khuyên của bác sĩ, vậy nên dưỡng thai từ các loại thảo dược thiên nhiên được chú trọng. Với những thành phần tuyệt vời của mình, lá gai được xếp vào hàng đại bổ, giúp an thai hiệu quả.
Lá gai giúp trị các cơn đau nhức xương khớp
Nhiều người có suy nghĩ xương khớp là bệnh người già, mình còn trẻ nên chẳng có gì đáng ngại. Thê nhưng tất cả những gì về già gặp phải có một phần tác động không nhỏ từ lối sống lúc trẻ. Ngoài việc xương bị lão hóa do tuổi cao thì việc lười vận động, ăn uống không đầy đủ… cũng là nguyên nhân. Sử dụng lá gai không chỉ giúp bạn giảm bớt các cơn đau nhức mà bệnh gây ra mà nó còn giúp bổ sung dinh dưỡng, giúp xương chắc khỏe.
xem thêm:
Lá gai giúp trị đại, tiểu tiện ra máu
Lá gai là một thảo dược chứa nhiều nước và các khoáng chất, vậy nên chúng là vị thuốc rất tốt cho việc lợi tiểu. Quá trình đại tiểu tiện ra máu sẽ khiến người bệnh đau nhức, mệt mỏi, muốn đi nhưng lại rất khó. Thể nên việc cung cấp một lượng nước tiểu lớn giúp việc này diễn ra thuận tiện, nhẹ nhàng hơn.
Không chỉ dừng lại ở 3 tác dụng trên, lá gai còn có thể được dùng để chữa nhiều bệnh khác. Có thể trị chứng nóng trong, sa tử cung, viêm tử cung, mụn nhọt, trị rụng tóc, giúp bạn có mái tóc đen nhánh, khỏe mạnh…
Một số bài thuốc từ cây lá gai
Bài thuốc bổ huyết, an thai từ lá gai
Chuẩn bị:
- Trữ ma 30g
- Sinh địa 30g
- Gạo nếp 150g
Cách thực hiện:
- Đem sinh địa và lá gai rửa sạch, nấu cùng 700ml nước
- Cho sôi khoảng 15 phút, vớt bã bỏ đi
- Gạo nếp vò qua với nước để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi nước thuốc vừa thu được
- Đun sôi cho tới khi nếp nhừ giống cháo
- Trong quá trình nấu cần dùng đũa khuấy đều tránh các hạt nếp đọng dưới nồi gây cháy
- Khi cháo chín nêm thêm gia vị cho vừa và ăn
Bài thuốc điều trị bệnh xương khớp từ lá gai
Chuẩn bị:
- Rễ lá gai khô 50g
- Rượu nếp 1 lít
- Bình thủy tinh có vòi và nắp kín
Thực hiện như sau:
- Dược liệu đem rửa sạch
- Xếp gọn gàng vào bình
- Đổ hết rượu vào và đậy kín nắp
- Rượu lá gai ngâm khá nhanh, chỉ sau 7 ngày là đã có thể đem dùng.
- Mỗi ngày chỉ lần dùng một lượng nhỏ, không quá 10ml
Bài thuốc trị vết thương hở
Nếu không may bị đứt tay, ngã gây trầy xước, chảy máu… bạn có thể áp dụng cách sau:
- Đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương, lau khô
- Dùng một ít lá gai tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vết thương
- Dùng băng quấn cố định lại để thuốc không rớt ra
Chỉ cần vài bước đơn giản như vậy nhưng giúp cầm máu nhanh, đồng thời lá gai còn giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Thế nên vết thương sẽ nhanh lành hơn.
Lá gai gần như vô hại, tốt cho mọi đối tượng. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn nên những ai bị hư hàn tuyệt đối không dùng nhé! Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về loại thảo dược thân quen xung quanh mình!