Quả dứa dại vị thuốc quý điều trị sỏi thận
Trong kho thuốc nam có rất nhiều thảo dược có thể chữa sỏi thận như cây tiết dê, rau om, thạch vĩ, bòng bong… Vậy bạn đã biết đến cây dứa dại chưa? Đây được xem là một trong những dược liệu quý có thể đánh tan sỏi một cách nhanh chóng. Nếu đang cũng đang tìm hiểu về loài cây này thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây. Mọi thông tin về cây dứa dại, tác dụng và các bài thuốc sẽ được chúng tôi cung cấp cho bạn!

Sỏi thận hình thành do nguyên nhân nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu dược liệu, cách trị liệu sỏi thận thì chúng ta cùng tìm hiểu sỏi thận là gì? Nguyên nhân nào gây nên sỏi thận? Cách đề phòng bệnh như thế nào?
Sỏi thận là gì?
Nồng độ chất khoáng cao, các cặn bã nhiều mà lượng nước tiểu lại quá ít không đủ để đẩy chúng ra ngoài. Quá trình này kéo dài, các hợp chất lắng đọng tại thận hình thành nên sỏi.
Sỏi có nhiều kích thước khác nhau, mới hình thành thì có thể bé bằng hạt đậu, nhưng cũng có thể lớn hơn 10mm. Sỏi nhỏ thì không vấn đề gì nhưng để sỏi quá lớn thì rất nguy hiểm. thế nên khi phát hiện bản thân có sỏi cần kịp thời điều trị.
Nguyên nhân gây sỏi thận
Sỏi thận được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân đầu tiên cũng chính là nguyên nhân đa số bệnh nhân sỏi thận đều có là uống ít nước. Lượng nước trong cơ thể quá ít, không đủ để thực hiện nhiệm vụ bài tiết, chất lắng đọng lại cao dễ gây sỏi. Vậy nên theo khuyến cáo mỗi ngày bạn cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước.
- Ăn uống không hợp lý, bỏ bữa, bỏ ăn sáng cũng là nguyên nhân hình thành nên sỏi
- Nhịn tiểu là một việc bạn cần loại bỏ ra khỏi bản thân, nhịn tiểu lâu, thường xuyên là điều kiện để các chất lắng đọng tại thân. Hơn nữa, nếu nhịn tiểu quá lâu sẽ gây vỡ bàng quang dẫn đến tử vong, rất nguy hiểm nhé!
- Không luyện tập thể dục thể thao, nằm nhiều, ngồi nhiều cũng là nguyên nhân hình thành nên sỏi. Thế nhưng cần luyện tập với chế độ vừa phải, không tập quá sức
- Ăn nhiều, ăn đồ dầu mỡ, cay nóng
- Để bộ phận sinh dục nhiễm khuẩn, tạo cơ hội cho các vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu, tạo mủ.
- …
Cách ngăn ngừa sỏi thận
Để cơ thể không mắc sỏi thận bạn nên thực hiện một số việc làm sau:
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động cơ thể
- Giữ gìn, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ
- Không nhịn tiểu
- …
Đặc điểm của cây dứa dại
Tên gọi
Dứa dại có lẽ là cái tên phổ biến được nhiều người biết đến, thế nhưng ở mỗi địa phương lại có những cách gọi khác nhau. Đó có thể là dứa dai, dứa núi hoặc dứa gỗ…
Mô tả cây dứa dại
Cây dứa gỗ có khá nhiều đặc điểm giống với cây dứa (thơm, gai) người dân thường trồng. Chẳng hạn như quả có nhiều mắt, lá dài, có các đường gai nhọn ở hai bên mép, lá mọc nhiều. Điểm khác biệt là thân cây dứa gai cao lớn, chắc khỏe, màu nâu vàng. Từ thân và các nhánh của cây mọc ra những chiếc rễ to mọc cúi xuống mặt đất. Lá của dứa dại màu xanh đậm hơn, dài hơn so với dứa thường. Hoa dứa to, màu trắng, được bọc bởi các lớp nang. Sau quá trình kết tinh tạo quả, quả non màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ cam. Quả được tạo thành bởi các hạch cứng (người ta còn gọi đây là múi dứa), rất dễ tách.
Nơi phân bố
Loài cây này sống thành từng bụi, tập trung chủ yếu ở dọc các bờ sông, kênh rạch, ven biển hay bìa rừng… Gần như tỉnh thành nào của nước ta cũng có cây thuốc này. Thế nhưng địa phương có nhiều có thể kể đến Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Thuận…
Thu hoạch cây dứa dại
Người ta thường thu hoạch phần rễ trên mặt đất, quả phơi khô để làm thuốc. Ngoài ra phần đọt non cũng được hái về để ăn sống, vừa chữa bệnh được mà lại ăn rất ngon. Không chỉ dùng để chữa bệnh, cây dứa còn là người bạn của người nông dân. Thân cây cứng cáp được trồng để làm hàng rào, rễ cây chắc, dẻo dùng để bện làm dây thừng hoặc xé nhỏ làm dây buộc rất tốt.
Một số bài thuốc điều trị sỏi thận từ quả dứa dại
Các thành phần có trong các bộ phận của cây dứa lại đều có tác dụng bổ huyết, thông khí, làm tan sỏi một cách rất tốt. Vậy cách sử dụng dứa làm thuốc như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn hai bài thuốc đơn giản, dễ làm sau đây:
Bài thuốc độc vị từ quả dứa dại trị sỏi thận
- Lựa chọn quả dứa dại lành lặn, không bị sâu, hư hỏng
- Đem thái lát mỏng, phơi khô dưới ảnh nắng
- Nấu nước sôi rồi cho 50g dứa khô vào hãm như trà
- Dùng nước uống thường xuyên trong ngày
Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày, thì sau khoảng 10 ngày sỏi sẽ được đẩy sạch ra ngoài. Bên cạnh đó nếu bạn bị tiểu rắt hay đau buốt khi tiểu uống nước này cũng sẽ nhanh khỏi.
Bài thuốc kết hợp dứa dại cùng các thảo dược khác giúp trị sỏi thận
Sử dụng các dược liệu có cùng công dụng để làm bài thuốc thì hiệu quả trị bệnh sẽ tốt hơn và nhanh hơn. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 20g rễ dứa dại
- 20g kim tiền thảo
- 12g hạt chuối hột
- 12g cỏ tranh
- 10g bông mã đề
Thực hiện như sau:
- Rửa sạch các nguyên liệu
- Cho vào siêu sắc cùng 4 bát nước
- Đun trên ngọn lửa nhỏ, khi thuốc cạn còn khoảng 1,5 bát thì tắt lửa, cho thuốc xuống
- Chia thuốc thành hai phần và uống sau mỗi bữa ăn
Bài thuốc này đòi hỏi bạn chuẩn bị nhiều dược liệu hơn. Thế nhưng chúng lại cho kết quả nhanh hơn. Nếu dùng thuốc đều đặn mỗi ngày thì chỉ sau một tuần sỏi của bạn đã được đánh bay.
Bài thuốc trị bệnh gan từ cây dứa dại
Không chỉ giúp điều trị sỏi thận hiệu quả, cây dứa dại còn được xem là khắc tinh của bệnh gan.
- Dùng 20 múi dứa dại, 12g lá ô rô, 20g lá quao rửa sạch
- Bắc nước sôi, cho các nguyên liệu vào nấu thêm 10 phút
- Uống nước đều đặn trong ngày, có thể thay thế nước lọc hằng ngày

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng cây dứa dại làm thuốc?
Không ai có thể phủ nhận những tác dụng hữu ích mà dứa dại đem lại cho sức khỏe. Thế nhưng trong quá trình sử dụng nếu không đúng cách, liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vậy nên để đảm bảo sức khỏe bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Theo đông y, các bộ phận của cây dứa dại đều có tính lạnh, vậy nên tuyệt đối không dùng cho người hư hàn
- Là dược liệu tự nhiên nên thời gian điều trị dài, kết quả châm, đòi hỏi bạn phải thật sự kiên trì, không dùng thuốc giữa chừng
- Trước khi dùng thảo dược cần thăm khám để biết tình trạng bệnh, sau khi sử dụng cần kiểm tra lại xem kích thước sỏi có giảm bớt hay không
- Thuốc dứa dại chỉ dùng để hỗ trợ điều trị, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
- Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng cũng như thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Sau một thời gian dùng thuốc nếu như không thuyên giảm cần thay đổi phương pháp chữa bệnh
- Bài thuốc chữa bệnh từ cây dứa dại chỉ áp dụng cho các viên sỏi bé, nếu sỏi đã quá lớn, gây đau thì bạn cần làm phẫu thuật ngay
Từ những chia sẻ trên của chúng tôi về cây dứa dại, hy vọng đã cung cấp đầy đủ các thông tin về dược liệu bạn cần tìm hiểu. Chúc bạn áp dụng các bài thuốc thành công để có sức khỏe tốt!