Cẩu tích (lông cu li) trị thận hư, chữa bệnh đau xương khớp

0

Cái tên “cẩu tích” làm người ta nghĩ tới một loại động vật. Thế nhưng không phải vậy, đây thực chất là một loài dương xỉ. Đông y dùng cẩu tích để điều trị các bệnh về xương khớp, đau chân, tay, còi xương, bồi bổ thận… Vậy cẩu tích là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh thật không? Dùng lông cu li thế nào là đúng cách? Mua dược liệu ở đâu để có giá tốt? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này, đừng bỏ lỡ nhé!

Làm thế nào để biết đó là cây cẩu tích?

Hình ảnh cây cẩu tích
Hình ảnh cây cẩu tích

Cây có tên là cẩu tích hay lông cu li do xung quanh thân có lớp lông màu vàng nâu bao phủ giống với lông của chó. Mà chó trong Hán Việt gọi là cẩu, từ đó người ta gọi cây là cẩu tích. 

Khác với những loài dương xỉ khác, cẩu tích có kích thước khá lớn, có thể cao từ 1,5m đến 2,5m. Thân cây màu nâu đen, mọc thẳng đứng, vươn cao. Cây có nhiều lá mọc ra từ những cái cuống dài, thuộc dạng lá kép lông chim. Các lá chét mọc đều, đối xứng nhau. mép lá chét thường có những răng cưa nhỏ. Phía dưới mặt lá có các bào tử màu nâu đen bám vào, chúng chính là cơ quan sinh sản của cây. Điều thú vị là chúng có cánh, vậy nên có thể theo gió bay đi khắp nơi. Ở phần gốc thân có lớp lông vàng nâu bao phủ, nếu khi đào gốc cây lên, đặt cho phần thân ngược xuống mặt đất lúc này trông nó giống thân hình con chó. Đây cũng chính là phần được sử dụng để làm thuốc. Sau khi đem về cẩu tích được cắt bỏ phần rễ, chặt bỏ phần thân rồi rửa sạch, cắt thành các lát mỏng để phơi khô. Mùa thu và mùa đông là hai mùa trong năm thích hợp nhất để thu hoạch thảo dược.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều lông cu li, chúng phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi. Chẳng hạn như Lâm Đồng, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Hà Giang, Lạng Sơn… Là dược liệu tốt thế nên ngày càng có nhiều người khai thác để bán. Gần đây các thương lái thu mua cẩu tích với lượng lớn để nhập qua Trung Quốc dẫn tới việc cẩu tích đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay diện tích cẩu tích ngày càng bị thu hẹp và đang được đưa vào sách đỏ để bảo vệ.

Tác dụng chữa bệnh của cẩu tích đối với sức khỏe

Cẩu tích chứa những dưỡng chất nào?

Lông cu li là dược liệu quý, đó không đơn thuần là lời truyền miệng của dân gian. Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã chỉ ra rằng, cẩu tích là thảo dược có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm. Thế nên chúng rất tốt hai kinh là can và thận. Chính điều này giúp chúng có mặt trong các bài thuốc điều trị xương khớp, phong tê thấp, bổ thận tráng dương, giải độc cho cơ thể…

Tuy nhiên đó cũng chỉ là các đặc điểm về tính vị, là chẩn đoán không có căn cứ cụ thể. Y học hiện đại không làm như vậy, họ bắt tay vào việc lấy mẫu, phân tích dược liệu. Kết quả thu được khiến họ cũng phải tin dùng cẩu tích:

  • Đầu tiên người ta thu được một lượng lớn tinh bột có trong lông cu li, con số cụ thể là khoảng 30%
  • Đây còn là dược liệu chứa lượng lớn tinh dầu và vitamin E
  • Hoạt chất Tanin tìm thấy nhiều trong lớp lông vàng nâu và vỏ thân rễ
  • Một số chất còn được tìm thấy như β-sitostero, Daucostero, Alkaloid…
  • Ngoài ra trong lông cu li còn có cả thành phần acid hữu cơ: acid stearic, acid protocatechuic và acid cafeic.

Cẩu tích giúp điều trị thấp khớp, đau lưng

Cây cẩu tích chữa bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp rất hiệu quả
Cây cẩu tích chữa bệnh đau lưng, đau nhức xương khớp rất hiệu quả

Điều này được các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành nghiên cứu vào năm 2002. Khi cho các bệnh nhân bị đau xương khớp, đau lưng, phong tê thấp… sử dụng nước sắc từ cẩu tích. Kết quả là sau một thời gian ngắn đã có hơn 60% bệnh nhân cảm thấy xương khớp khỏe mạnh, vận động linh hoạt hơn. 40% bệnh nhân còn lại có tiến triển chậm hơn, nguyên nhân do họ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, sức khỏe có phần yếu hơn nên tác dụng của thuốc không thể trị nhanh được. Xem thêm Trái tràm: thần dược trị xương khớp, dau dạ dày

Cây cẩu tích giúp điều trị thận hư

Thận là cơ quan hết sức quan trọng trong bộ máy vận hành của cơ thể. Một khi thận có vấn đề, các chức năng suy giảm dẫn tới rất nhiều hệ lụy. Một vài biểu hiện của chứng thận hư như đi tiểu nhiều lần, các cơn đau mạn sườn, đau lưng… Nam giới nếu bị thận hư có thể gây bệnh yếu sinh lý, còn ở nữ giới sẽ gây ra tình trạng bế kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh… Là một vị thuốc tốt cho kinh thận, vậy nên các vấn đề trên sẽ được lông cu li hỗ trợ kịp thời. 

Cây cẩu tích giúp cầm máu một cách nhanh chóng

Máu vô cùng cần thiết và quan trọng, nó là thành phần giúp nuôi sống cơ thể. Vậy nên khi để cơ thể bị thương, mất nhiều máu sẽ khiến bạn trở nên suy nhược, xanh xao, nặng có thể tử vong. Đối với những vết thương nhỏ bạn không cần phải chạy ngay đến bệnh viện mà có thể tự cầm máu tại nhà bằng lông cu li. Các thành phần dưỡng chất có trong cẩu tích sẽ khiến máu đông nhanh hơn nhờ quá trình hút huyết thanh trong máu. 

Bài thuốc, cách dùng cẩu tích 

Cẩu tích sắc thuốc

Ngoài việc sử dụng độc vị cẩu tích thì việc kết hợp cùng các dược liệu khác để sắc thuốc cũng rất cần thiết. Với mỗi bệnh khác nhau bạn có thể chọn những dược liệu có cùng công năng. Chẳng hạn như bài thuốc trị phong tê thấp bạn nên kết hợp và thực hiện như sau:

  • Cẩu tích, cốt toái bổ mỗi vị 15g
  • Đương quy, tục đoạn mỗi vị 10g
  • Xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 5g

Làm sạch dược liệu, cho vào siêu đất, đun cùng 1 lít nước. Khi nước sôi bạn cần hạ nhỏ lửa để các thành phần có trong thuốc được tan ra hòa vào với nước. Đun lửa quá lớn làm nước nhanh cạn mà còn có thể gây biến thể dưỡng chất có trong các thảo dược, không tốt cho sức khỏe. Khi nước thuốc còn lại ½ thì dừng sắc. Bỏ bã, lấy nước chia thành hai phần uống trong ngày.

Bài thuốc ngâm rượu từ cẩu tích

Đây là bài thuốc được cánh mày râu ưa thích hơn, chúng không chỉ giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt mà rượu còn tạo cảm giác hưng phấn nhiều hơn. Để có một bình rượu cẩu tích thơm ngon, chữa bệnh hiệu quả bạn cần kỳ công một chút trong việc chuẩn bị dược liệu:

  • 1 con rắn hổ mang, 1 con rắn ráo, 1 con rắn cạp nong
  • Cẩu tích, thiên niên kiện, ngũ gia bì, huyết giác, hà thủ ô (mỗi vị 100g)
  • Kê huyết đằng 200g, trần bì 30g, tiêu hồi 20g
  • 10 lít rượu trắng khoảng 42 độ 
  • 1 bình thủy tinh dạng lớn, có vòi inox và nắp kín

Cho toàn bộ thảo dược nằm phía dưới đáy bình, sau đó cho bộ ba tam xà nằm ở phía trên. Xếp như vậy trông bình rượu của bạn sẽ đẹp hơn. Đổ hết rượu vào bình và đậy nắp để ngâm. Thời gian ngâm rượu khá lâu, trên 3 tháng mới có thể dùng.

Bài thuốc này không dùng cho người dưới 30 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Không dùng quá nhiều rượu trong 1 ngày, chỉ nên dùng 30ml sau bữa ăn tối, vừa giúp chữa bệnh vừa có giấc ngủ ngon. Uống rượu trong thời điểm này cũng không ảnh hưởng tới công việc.

Lưu ý khi dùng cẩu tích

  • Mặc dù là dược liệu bổ thận nhưng với các đối tượng bị chứng thận hư do nóng thì tuyệt đối không dùng cẩu tích
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ
  • Không dùng thuốc quá liều lượng, nên theo kê đơn của thầy thuốc
  • Cẩu tích vô cùng quý hiếm nên việc tìm mua chúng bạn cần hết sức cẩn trọng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng

Ở trên là toàn bộ thông tin về cây cẩu tích mà chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc. Hi vọng bạn đã hiểu thêm về dược liệu này cũng như dùng nó đúng cách để chữa bệnh!

Để lại một bình luận