Cá ngựa: Tác dụng, cách dùng & bài thuốc chữa yếu sinh lý
Tương truyền, cá ngựa là thần dược chữa yếu sinh lý, giúp nam giới sung mãn, mạnh mẽ hơn trong chuyện chăn gối. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào? Cá ngựa có thật sự tốt như tin đồn không? Vậy để hiểu rõ hơn về loại cá này cũng như tác dụng thật sự của nó, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cá ngựa sống ở đâu?
Ngoài cái tên cá ngựa, chúng được gọi với nhiều cái tên khác như hải mã, hải long, thủy mã… Đây là một sinh vật nhỏ sống ở đại dương. Loại cá nước mặn này có thân hình khá nhỏ bé, con trường thành thường dài khoảng 15 đến 20 cm. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau: vàng, trắng, đen, nâu sẫm… Mang tên là “cá” nhưng chúng không có thân hình giống với các loại cá thông thường. Không có vảy, đuôi bánh chèo mà thay vào đó là chiếc đuôi hình xoắn ốc. Tuy nhiên phần xương và vây ở trên lưng là lý do nó xếp vào danh sách các loài cá. Vậy tại sao lại gọi là cá ngựa? Điều này nằm ở chiếc đầu của nó, rất giống đầu ngựa. Điều thú vị nhất ở loại cá này chính là quá trình sinh sản của chúng. Thông thường chúng ta biết giống cái là giống chịu trách nhiệm trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, điều này lại ngược lại với loài cá này. Cá ngựa đực lại thực hiện nhiệm vụ này, ở phần dưới bụng của nó có một túi nhỏ để hứng và ấp trứng mà con cái chuyển qua. Cá ngựa sinh sản với số lượng lớn, mỗi lần như vậy hàng trăm cá ngựa con ra đời. Cách bơi của chúng cùng thật khác biệt, bơi dọc theo thân chứ không bơi ngang. Chính vì thế nó có thể được xem là loài cá bơi chậm nhất.
Xem thêm: Sâm cau đỏ chữa yếu sinh lý cực tốt
Với đặc điểm ngoại hình, cá ngựa được phân thành nhiều loại khác nhau. Theo thống kê, hiện nay có khoảng hơn 100 loại cá ngựa khác nhau. Có cá ngựa thân trắng, cá ngựa Nhật, cá ngựa gai, cá ngựa đen, cá ngựa xương, cá ngựa chấm, ngựa lùn…
Hải mã hầu như đều có ở các vùng biển. Nhưng nơi có số lượng nhiều nhất phải kể đến là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Xếp sau hai địa điểm này là khu vực Địa Trung Hải. Ở nước ta, loài cá này có nhiều ở Hạ Long, Phú Quốc và Quảng Ninh.
Thời điểm đánh bắt cá ngựa diễn ra vào mùa hè và mùa thu. Chúng được tiến hành làm sạch, loại bỏ lớp màng bên ngoài cùng lớp ruột bên trong. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô để sử dụng. Thông thường người ta sẽ dùng theo cặp, tức là 1 con đực và 1 con cái.
Lý do cá ngựa là thần dược chữa yếu sinh lý
Cá ngựa là “thần dược” đúng như lời truyền tai của mọi người. Điều này không còn là lời đồn vô căn cứ. Mà thực tế, cả y học cổ truyền cũng như y học hiện đại đã chứng minh điều này.
Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, cá ngựa được xem là vị thuốc đại bổ trong việc hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý. Cá ngựa có vị ngọt, ấm tính nên vô cùng tốt cho việc bổ thận, tráng dương, tăng cường khí huyết. Chúng thường được dùng trong các bài thuốc giúp chữa thận hư, thận yếu, liệt dương. Hoặc các chứng bệnh như xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh… Nó không chỉ có tác dụng với nam giới mà còn cả nữ giới. Giúp phụ nữ dễ đạt khoái cảm khi quan hệ, hiếm muộn về đường con cái. Ngoài ra, cá ngựa còn giúp cả phái mạnh lẫn phái yếu cải thiện ham muốn, thời gian quan hệ được kéo dài hơn.
Theo y học hiện đại
Y học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu các thành phần có trong cá ngựa, kết quả cho thấy chúng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sinh lý nam giới. bao gồm các chất sau đây:
- Dưỡng chất đầu tiên chính là Peptid, một loại kháng khuẩn tự nhiên. Chúng được ví như bức tường thành vững chắc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh với cơ quan sinh dục
- Dưỡng chất thứ hai chính là Enzyme prostaglandin. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thần kinh, sản sinh hormone ở nam giới (người ta còn ví nó là chất hóa học của tình yêu, chi phối hoạt động tình dục của não bộ). Bên cạnh đó, chúng giúp kích thích ham muốn tình dục, dương vật dễ dàng cương cứng hơn
- Acid Docosahexaenoic, một chất vô cùng có lợi đối với tinh trùng. Chất lượng tinh trùng sẽ được cải thiện nhiều cũng như số lượng được tăng lên nhờ chất này. Điều này giúp bạn có giống nòi khỏe mạnh.
- Lượng lớn protein có trong cá ngựa giúp chống oxy hóa, tăng sức dẻo dai
Một số tác dụng khác của cá ngựa
Không chỉ có ích trong việc cải thiện chức năng sinh lý, cá ngựa còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.
- Trong cá ngựa có chứa hợp chất có lợi có thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u
- Giúp kéo dài tuổi thọ, tăng sự dẻo dai
- Điều trị các bệnh về xương khớp
- Phụ nữ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở (khó sinh)
- Tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi
- Các bệnh ngoài da như mụn, nhọt, lở loét… sử dụng cá ngựa rất nhanh lành
- Trị hen suyễn
- …

Bài thuốc trị yếu sinh lý hiệu quả từ cá ngựa
Cá ngựa ngâm rượu
Đối với bài thuốc này, bạn nên kết hợp ngâm cá ngựa với một số thảo dược quý trong Đông y để tăng thêm phần hiệu quả. Tốt nhất bạn nên dùng các vị thuốc sau:
- Cá ngựa 4 con (chọn 2 con đực, 2 con cái)
- Dâm dương hoắc, đại hồi mỗi loại 6g
- Khâu kỳ tử, khởi tử mỗi vị 12g
- Rượu trắng 3 lít
Cho tất cả các dược liệu vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào. Đậy kín nắp, đặt nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm khá lâu, từ 3 đến 5 tháng. Chỉ nên dùng một chén nhỏ sau khi ăn cơm, không nên lạm dụng.
Bạn cũng có thể kết hợp các loại dược liệu khác ngoài các dược liệu trên như ba kích, hà thủ ô, đỗ trọng…
xem thêm: Tác dụng của nấm ngọc cẩu
Cá ngựa khô tán bột
Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản, chỉ cần dùng cá ngựa khô đã được làm sạch để tán thành bột rồi dùng. Để dễ uống hơn người ta thường luyện nó thành viên. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 4 đến 12g. Chia đều uống 3 lần trong ngày. Nên uống bằng nước ấm hoặc rượu trắng để tăng thêm hiệu quả.
Cá ngựa nấu cháo
Để có nồi cháo thơm ngon, bổ dưỡng, bạn nên chọn cá ngựa tươi thay vì là cá ngựa khô. Đem 60g gạo tẻ, vò sạch rồi cho lên bếp đun sôi. Đem hai con cá ngựa rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn cho luôn vào nồi. Cháo sôi bớt lửa, đến khi chín nhừ thì đem xuống. Nêm gia vị vừa ăn, nên ăn lúc còn nóng sẽ ngon hơn.
Có phải nam giới nào cũng có thể dùng cá ngựa để chữa yếu sinh lý?
Tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cũng là một phần quyết định tới việc bạn có nên sử dụng cá ngựa hay không. Nếu bạn có một trong các vấn đề dưới đây thì tuyệt đối không nên sử dụng:
- Sốt, nóng trong, cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn, cảm cúm
- Bị lở loét, viêm xoang
- Mắc các tật về mắt: đục thủy tinh thể, thị lực yếu
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng hải mã
Lưu ý:
- Cá ngựa là dược liệu hỗ trợ, không là thuốc đặc trị, không thay thế thuốc chữa bệnh
- Ông cha ta có câu “dục tốc bất đạt”. Thế nên, khi bạn sử dụng dược liệu hay loại thuốc nào cũng cần sự kiên trì, nhẫn nại. Nó không phải là thần dược để phát huy tác dụng ngay trong vài lần sử dụng
- Sử dụng các bài thuốc với liều lượng vừa phải, không lạm sụng gây ra tác dụng phụ
- Nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ cùng chế độ luyện tập lành mạnh
- Nên tìm gặp bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu
Thông qua bài viết, chúng ta có thể khẳng định được cá ngựa chính là “thần dược” trong việc chữa yếu sinh lý. Nó là sự thật chứ không đơn thuần là những lời đồn. Chúc các bạn khỏe mạnh và có những cuộc “yêu” đầy hạnh phúc!